Gỗ sưa là một loại gỗ đắt đỏ được ví như “vàng ròng” trong ngành đồ gỗ được rất nhiều các dân chơi gỗ săn lùng, tìm kiếm. Điều gì đã tạo lên sức cuốn hút đến vậy. Hãy cùng Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!
Gỗ sưa là gỗ gì? Nơi phân bố và tình trạng thực tế của gỗ sưa?
Gỗ sưa được khai thác từ cây gỗ sưa hay còn gọi là gỗ huỳnh đàn, gỗ huỳnh đường, quỳnh đàn hoặc hoàng đàn. Là giống cây thuộc họ đậu Fabales có tên khoa học là Dalbergia tonlinenses Prain. Thuộc nhóm 1A nằm trong danh sách thực vật quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam, bị cấm khai thác với mục đích thương mại từ năm 1994.
Cây gỗ sưa có màu nâu hặc xám, cao trung bình 20m – 30m là loại cây ít rụng lá ưa ánh sáng và độ ẩm cao. Trong tự nhiên, cây sưa thường sống ở các khu rừng mưa nhiệt đới hoặc rừng nhiệt đới gió mùa. Phân bố chủ yếu ở Việt Nam khu vực miền trung và tây nguyên như Gia Lai, Kom Tum, Quảng Nam, Quảng Bình… Và rải rác ở khu vực đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Gỗ xưa là loại gỗ cực kỳ quý hiếm được người dân săn lùng khiến giá đẩy lên cao đắt như vàng.Vì vậy, nạn săn trộm gỗ sữa xuất hiện nhiều, cùng tình trạng khai thác bừa bãi khiến gỗ sưa tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá thành chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trong ngành đã khẳng định. Thực tế giá trị gỗ sưa còn thấp hơn so với nhiều loại gỗ quý khác như gỗ gụ, gỗ lim…
Đặc điểm và cách nhận biết gỗ sưa?
Gỗ sưa sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật giúp chúng ta dễ dàng nhận biết và phân biệt với các loại gỗ khác:
Dựa vào màu sắc
Ông bà xưa đã có câu “vân gỗ trắc, sắc gỗ sưa” để cho thấy việc nhận biết gỗ sưa đơn giản nhất là thông qua màu sắc của gỗ.
Gỗ sưa có màu vàng hoặc đỏ bã trầu đặc trưng càng để lâu gỗ sẽ càng xuống màu. Khi sử dụng dạo hoặc giấy ráp chà nhẹ sẽ thấy lớp gỗ màu vàng và đỏ nổi bật.
Thớ gỗ sư mịn nhỏ màu đỏ sẫm thi thoảng xen lẫn vài thớ đen. Gỗ càng già thì càng đanh và thớ gỗ càng mịn. Vân gỗ xoắn nổi từng lớp hoặc tạo thành vòng xoáy với hình thù kỳ lạ như mặt quỷ vô cùng độc đáo.
Dựa vào mùi hương
Gỗ sưa có tinh dầu mang mùi hương thoảng như mùi trầm hương. Vì vậy, chúng ta có thể trực tiếp ngửi gỗ để phân biệt. Riêng đối với các sản phẩm lâu đời có thể dùng dao cạo nhẹ lớp ngoài để ngửi được mùi hương rõ hơn.
Sử dụng mẫu thử
- Đốt mẫu thử nếu là gỗ sưa sẽ tỏa hương trầm nhẹ dễ chịu, tàn tro màu trắng ngà.
- Ngâm gỗ sưa vào nước sôi khoảng 10 – 15p sẽ thấy nước chuyển sang màu đỏ nhạt có váng dầu mỏng nổi lên trên có mùi thơm nhẹ đó chính là tinh dầu có trong gỗ sưa.
So sánh cân nặng
Gỗ sưa có cân nặng tương đương với gỗ hương, nhẹ hơn gỗ lim, gỗ trắc và gỗ cẩm lai. Nặng hơn gỗ dổi, gỗ xoan.
Nhưng dấu hiệu nhận biết và cách phân loại trên chỉ mang tính tương đối khi bạn thật sự có hiểu biết về gỗ sưa. Còn không hay nhờ các chuyên gia về gỗ hỗ trợ để có được các sản phẩm gỗ sưa thật với chất lượng tối ưu nhất.
Ưu điểm vượt trội của chất liệu gỗ sưa
Gỗ sưa thuộc dòng gỗ nhóm I với nhiều ưu điểm vượt trội như chất gỗ đanh cứng những vẫn có độ dẻo dai hơn nhiều loại gỗ khác.
Màu sắc gỗ bắt mắt và đường vân gỗ độc đáo, ấn tượng mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho các sản phẩm sau hoàn thiện.
Gỗ sưa có chứa tinh dầu nên có khả năng chống ấm tốt và ngăn mối mọt xâm hại. Đảm bảo độ bền cùng tuổi thọ tồn tại lên đến hàng trăm năm.
Gỗ có mùi thơm dịu nhẹ tự nhiên như mùi trầm hương mang lại sự thư thái, dễ chịu cho người sử dụng. Ngoài ra, gỗ sưa còn mang ý nghĩa may mắn, xua đuổi tà ma, vận rủi.
Tuy nhiên, do tình trạng khai thác ồ ạt, gỗ sưa đã dần cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Nên loại gỗ này đã được xếp vào danh sách gỗ cực kỳ quý hiếm nên có giá thành vô cùng đắt đỏ.
Những loại gỗ sưa phổ biến hiện nay?
Gỗ sưa được phân loại theo đặc điểm vân và màu sắc của gỗ gồm:
Gỗ sưa đỏ
Gỗ sưa đỏ còn được gọi là gỗ trắc thối Giao Chỉ là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ sưa trên thị trường. Thuộc nhóm gỗ 1A bị cấm khai thác và mua bán với mục đích thương mại. Thường được người xưa sử dụng nhiều trong các cung đình vua chúa.
Cây gỗ sưa đỏ có vỏ gỗ sần sùi hơn sưa trắng, quả kết thành chùm và đốt có mùi thối đặc trưng rất dễ dàng nhận biết. Hiện nay, sưa đỏ được trồng nhiều bởi cây dễ chăm sóc, sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch sau 8 – 10 năm.
Gỗ sưa đỏ có lõi to, chất gỗ đanh cứng màu nâu đỏ, nâu đen hoặc nâu thẫm tùy vào độ tuổi và đặc điểm thổ nhưỡng từng vùng. Thớ gỗ mịn và nhỏ chứa tinh dầu nên có mùi thơm nhẹ và kháng sâu mọt.
Gỗ sưa đỏ có độ bền bậc nhất không bị ngấm nước và mục nát nên có thể giữ chất lượng ổn định dù bị ngâm trong nước nhiều năm. Và cũng không bị nứt nẻ dù ở điểu kiện thời tiết khắc nghiệt.
Gỗ sưa đỏ sở hữu đường vân gỗ uốn lượn tự nhiên ngẫu hững được mệnh danh là “đệ nhất vân” với nhiều chỗ tạo thành mặt quỷ nên còn được gọi với cái tên là sưa mặt quỷ. Khi đưa ra ánh sáng gỗ có màu óng ánh 7 màu vô cùng độc đáo và bắt mắt.
Sưa đỏ thường được chia làm 3 loại: sưa đỏ Hải nam, sưa đỏ Bắc Bộ và sưa đỏ nam Bộ. Trong đó sưa đỏ Hải Nam (Trung quốc) có giá trị cao nhất.
Gỗ sưa trắng
Thân cây sưa trắng nhẵn hơn sưa đỏ và có màu xanh lá. Lá của sưa trắng mỏng hơn so với lá sưa đỏ, hoa quả mọc thành chùm khi đốt không có mùi như sưa đỏ.
Thịt gỗ sưa trắng khá dày, màu sắc nhợt nhạt vân gỗ nhỏ không được sắc nét. Gỗ cùng không có mùi thơm như sưa đỏ.
Sưa trắng có giá trị kinh tế không cao chủ yếu thường được trồng làm cây xanh lấy bóng mát ở ven đường hay các công viên, trường học…
Gỗ sưa đen
Gỗ sưa đen có mùi thơm dễ chịu khi dùng càng lâu gỗ càng rõ mùi thơm và khi đốt tro có màu trắng đục.
Thớ gỗ sưa đen mịn vừa cứng chắc lại có độ dẻo dài cùng các hoa văn, đường vân đẹp mắt. Loại gỗ này chỉ được sử dụng phần lõi của những cây gỗ trăm tuổi và thuộc danh mục gỗ quý hiếm bị cấm khai thác thương mại. Nên giá tri thương phẩm của gỗ sưa đen rất cao và khó kiếm.
Gỗ sưa vàng
Gỗ sưa vàng hay còn gọi là cây giáng hương hay cây hương vườn phân bố ở Tam Kỳ – Quảng Nam. Gỗ có màu vàng nhạt, lõi gỗ đậm màu hơn và có mùi hấp dẫn. Có thể được dùng làm đồ nội thất, vòng tay tâm linh hoặc trồng làm cảnh, lấy bóng mát.
Gỗ sưa vàng không có giá trị bằng gỗ sưa đỏ và sưa trắng.
Ứng dụng của vật liệu gỗ sưa trong đời sống
Gỗ sưa không chỉ được sử dụng làm chất liệu thiết kế đồ nội thất cao cấp mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như tâm linh, phong thủy hay chữa bệnh…
Sản xuất nội thất
Gỗ sưa có chất lượng vượt trội, độ bền cao, sở hữu màu sắc bắt mắt đường vân gỗ đẹp cuốn hút và có khả năng chống mối mọt. Nên rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất như làm bàn ghế, tủ thờ…
Ứng dụng trong linh vực tâm linh, phong thủy
Gỗ sưa có mùi thơm thoảng nhẹ như trầm nên được cho là có giá trị về tâm linh phong thủy. Thường dùng để chế tác các món đồ thờ cùng, đồ phong thủy như tượng phật, lục bình, vòng phong thủy…
Ngoài ra, nhiều thông tin còn cho răng gỗ sưa còn được dùng để ướp xác, làm công cụ để trấn yểm, trừ tà ma và có tác dụng mang lại may mắn cho người sử dụng.
Chế tinh dầu
Gỗ sưa cũng được dùng để chiết xuất tinh dầu ứng dụng trong ngành mỹ phẩm, nước hoa. Hoặc dùng để làm thuốc đuổi côn trùng hay xông hương để giúp giảm căng thẳng và an thần cho người sử dụng.
Công dụng trị bệnh
Theo y học Trung Hoa gỗ sưa còn có giá trị như thảo dược có công dụng như giảm đau, cầm máu, trị bệnh đường ruột, nhuận khí, hoạt huyết, hỗ trợ tim mạch.
Nhiều người còn tin rằng các cây sưa đỏ có tuổi đời trăm năm có thể phát ra khí mộc dưỡng giúp con người an thần, tỉnh táo, phục hồi năng lượng.
So sánh gỗ sưa với một số loại gỗ quý khác
Gỗ sưa và gỗ trầm hương
- Gỗ sưa thuộc nhóm IA có màu đa dạng gồm màu trắng (sưa trắng), màu đỏ (sưa đỏ), màu vàng (sưa vàng), màu đen (sưa đen). Có vân gỗ xoắn nổi từng lớp đẹp mắt. Chất gỗ đanh chắc, bền bỉ có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt vượt trội nên không bị ngấm nước hay nứt nẻ. Có thể đạt tuổi thọ hàng trăm năm.
- Gỗ trầm hương thuộc nhóm I, thịt gỗ có màu trắng ngà, vàng nâu và đen với nhiều đường vân khác nhau tùy theo loại trầm. Gỗ khá cứng thớ nhỏ thường được chế tác đồ mỹ nghệ hoặc làm thuốc với giá trị kinh tế cao.
Gỗ sưa và gỗ trắc
Gỗ trắc thuộc nhóm I gồm trắc đỏ – màu đỏ, trắc đen – màu đen, trắc xanh – màu xanh, trắc vàng – màu vàng. Vân gỗ đẹp thớ gỗ chắc, mịn chịu nhiệt tốt và không bị cong vênh, mối mọt. Chất lượng và giá trị của gỗ trắc thấp hơn gỗ sưa.
Thực tế gỗ sưa đã trở nên quá khan hiếm nên nếu bạn muốn tìm nội thất từ chất liệu gỗ sưa hãy cân nhắc thật kỹ tìm đúng cơ sở uy tín và nhờ các chuyên gia về gỗ hỗ trợ để chọn được sản phẩm chất lượng đạt chuẩn nhất nhé!