Tổng hợp các kiến thức cơ bản về gỗ lim mà bạn nên biết

gỗ lim

Khi nhắc đến các loại gỗ tự nhiên quý hiếm chắc hẳn bất kỳ ai cũng biết đến cái tên gỗ lim. Nhưng để hiểu rõ về đặc tính và cách nhận biết về chúng thì không phải ai cũng biết. Vậy bài viết hôm nay Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn tổng hợp các kiến thức cơ bản nên biết về gỗ lim nhé!

Sơ lược về gỗ lim

Gỗ lim là tên gọi chung cho tất cả các loại gỗ thuộc họ lim như lim xẹt, lim xanh, lim Lào, lim Nam Phi…Ở Việt Nam gỗ lim dùng để chỉ loại lim xanh có tên khoa học là Erythrophleum Fordii, thuộc họ fadaceae, chi Erythrophleum là một trong bốn loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm tứ thiết gồm định, lim, táu, sến.

Nguồn gốc – nơi phân bố

Gỗ lim sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng đất sét sâu, nhiệt đới mưa. Nên phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á với các nước trồng nhiều nhất là Đài Loan Trung Quốc và Việt Nam.

Gỗ lim thuộc nhóm II trong danh sách những loài gỗ quý hiếm của Việt Nam.

Đặc điểm hình thái của cây gỗ lim

gỗ lim
Cây gỗ lim

Gỗ lim là cây gỗ lớn sinh trưởng chậm, cây có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi nhưng sinh trưởng khá kém.

Cây trưởng thành có độ cao trung bình 20 – 25m và có cây cao trên 30m, đường kính thân 70 – 90cm. Cây gỗ lim có thể mọc lẻ hoặc sinh trưởng tập trung thành khu vực lớn. Với những cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục.

Thân cây thẳng tròn, gốc cây có bạnh vè nhỏ, cây có vỏ màu nâu nhiều nốt sần màu nâu nhạt sau khi cây già lớp vỏ thường bong các mảng với vảy lớn, lớp vỏ phía trong có màu nâu.

Cây gỗ lim có lá kép lông chim 2 lần mọc cách, có từ 3 – 4 đôi cuống cấp 2, mối cuống có 9 – 13 lá nhỏ mọc cánh hình trái xoan, đuôi tròn mũi nhọn, lá có gần con nổi rõ ở cả 2 mặt.

Hoa mọc hình chùm kép gần giống với hoa xoan đào là loại hoa lưỡng tính dần đều, hoa dài 20 – 30cm. Hoa nhỏ nhiều màu trắng vàng cánh đài 5 hợp thành chuông có 3 thủy, cánh tràng hợp 5 dài và hẹp, có 10 nhị bầu dính ở đáy của đài.

Quả lim hình trái thuôn dài khoảng 20cm, rộng từ 3cm – 4cm, hạt cây dẹt màu nâu đen xếp lợp lên nhau, có rảnh tròn quanh hạt. Vỏ hạt cứng dây rốn dày và to gần bằng hạt.

Cây lim non ưa bóng râm sinh trưởng tốt trong các tán rừng dâm mát. Nhưng đến khi trưởng thành cây lại rất ưa sáng, thích nghi với vùng đất sét pha sâu và dày, vùng đất sét trầm tính và khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Cách nhận biết gỗ lim nguyên liệu

Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm II trong bẳng xếp hạng gỗ Việt Nam có 1 vài đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Cấu trúc gỗ: chất gỗ lim cứng chắc hơn nhiều so với các loại gỗ thông thường khác và có khả năng chống mối mọt cao hơn rất nhiều nên đảm bảo được chất lượng bền chắc cho sản phẩm.
  • Trọng lượng: gỗ lim có trọng lượng năng hơn so với các dòng gỗ khác. Khi nhấc tấm gỗ thấy rất chắc tay.
  • Màu sắc: gỗ lim có màu nâu thẫm, có khả năng chịu lực, chịu nén tốt. Mang lại giá trị thẩm mỹ cao sở hữu đường vân gỗ xoắn vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, trước khi đem đi gia công thành phẩm gỗ lim thường được ngâm dưới bùn nhiều năm để gỗ chuyển sang màu đen và khi xử lý sẽ có được màu sắc vô cùng sang trọng.
  • Hương thơm: mùi hương của gỗ lim không thoang thoảng như gỗ trầm tích hay xoan đào mà có mùi hơi hắc. Một số loại gỗ lim Lào hoặc Lim ở Tây Nguyên còn thường gây di ứng với mũi khiến người tiếp xúc khó chịu ở đâu mũi, gây hắt hơi liên tục.
  • Nhận biết bằng nước vôi trong: lấy nước vôi trong bôi lên bề mặt gỗ chưa sơn để 1 vài tiếng bề mặt khu vực đó sẽ chuyển màu thâm đen thì đó chính là gỗ lim.

Ưu nhược điểm của gỗ lim

Ưu điểm

Từ xa xưa gỗ lim vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu bởi chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của gỗ lim chính là đọ đanh chắc mang lại tuổi thọ cao. Với cấu trúc bên trong chắc chắn và khả năng chịu tác động từ môi trường bên ngoài cực tốt nên được sử dụng rất nhiều khi làm cột, kèo nhà gỗ, đình chùa…
  • Gỗ lim có khả năng chống mối mọt tốt, ít bị cong vênh, co ngót không bị biến dạng do thay đổi thời tiết. Nên không nhưng giữ được vẻ đẹp bền lâu mà độ thẩm mỹ còn gia tăng theo thời gian.
  • Màu sắc gỗ độc đáo toát lên vẻ đẹp sang trọng kết hợp cùng nhiều vân gỗ hình xoáy mềm mại, đẹp mắt mang lại diện mạo sang trọng, đẳng cấp cho sản phẩm hoàn thiện từ gỗ lim.

Nhược điểm

Dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng gỗ lim vẫn không thể tránh khỏi một vài nhược điểm thường gặp ở nhiều loài gỗ tự nhiên như:

  • Gỗ lim không thơm, có mùi hắc và có thể gây dị ứng mũi cho người tiếp xúc trực tiếp nhất là khi chưa qua xử lý hóa học.
  • Vì kết cấu cứng chắc nên việc chế tác gỗ lim khá cầu kỳ đòi hỏi người nghệ nhân phải tốn nhiều thời gian và công sức chế tác.
  • Nếu bị ngâm trong bùn màu gỗ sẽ chuyển đen nên nếu không được xử lý kỹ thuật tốt sẽ làm mất giá trị thẩm mỹ của gỗ.
  • Gỗ lim bị khai thác nhiều ngày càng khan hiếm hơn nên giá thành của gỗ ngày càng tăng cao.

Dù vậy, nhưng gỗ lim vẫn luôn là loại gỗ được các đại gia chơi gỗ săn đón và yêu thích sử dụng.

Các loại gỗ lim phổ biến

Trên thị trường hiện nay, gỗ lim thường có 4 loại chính sau:

Lim xanh (còn gọi là lim ta)

Lim xanh là loại gỗ lim phổ biến tại Việt Nam còn được gọi là lim ta có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliver, họ đậu, lớp gỗ lớn. Cây lim xanh có đặc điểm hình thái giống với các giống lim khác. Là cây thân gỗ lớn có chiều cao khoảng 30m, đường kính 0,7 – 0,9m.

Gỗ lim xanh có dác gỗ màu xám nhạt, khi gỗ non có màu vàng nâu, lúc già có màu vàng đen. Khi mới chặt lõi gỗ bên trong màu xanh vàng  nhưng sau đó sẽ chuyển dần sang màu nâu thẫm. Thịt gỗ có dăm thô, thớ gỗ xoắn, chéo hơi óng ánh. Gỗ lim xanh có đặc tính rất bền, không bị mục hay mối mọt trong điều kiện tự nhiên.

Lim xanh phân bố chủ yếu ở các vùng Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình…

Lim xẹt (còn gọi là lim vang)

Lim xẹt hay lim xẹt cánh còn được gọi với rất nhiều tên khác như lim sét, lim vang, điệp, phượng vàng, muồng kim phượng…là loại gỗ có nguồn gốc của nước ta. Có tên khóa học là Peltophorum pterocarpum, thuộc họ đậu, phân họ vang, lớp gỗ lớn nhóm V trong bảng phân loại gỗ Việt Nam.

Cây lim xẹt khá giống với cây lim xanh nhưng thâ cây chỉ cao khoảng 20 – 25m, vỏ cây lại có màu trắng xám chứ không phải màu nâu như các loại lim khác. Lá lim xẹt mọc xen kẽ giống lá phượng, hoa học thành chùm ở đầu cành có màu vàng tươi rực rỡ. Quả giống quả phượng có hình dạng dẹt dài.

Gỗ lim xẹt có màu vàng nâu chất gỗ bền chắc vân nhỏ không đều, mạch gỗ to mật độ trung bình, nhu mô quanh mạch rõ nét. Vân gỗ là những đường dọc dài có màu nâu đậm bắt mắt. Trọng lượng gỗ không quá nặng và mùi hương dễ chịu hơn gỗ lim xanh.

Ở Việt Nam, cây lim xẹt mọc tự nhiên nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương và trồng nhiều ở miền Trung, Nam Bộ từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Khánh Hòa.

Lim Lào (khai thác tại Lào)

Gỗ lim Lào được khai thác tại Lào và nhập khẩu về Việt Nam sớm hơn so với lim Nam Phi. Vì sinh trưởng trong điều kiện khí hậu khá tương đồng với Việt Nam nên gỗ lim Lào dễ thích ứng với điều kiện thời tiết nóng ẩm thay đổi thất thường của nước ta.

Gỗ lim Lào thường được khai thác khi tuổi gỗ cao nên đảm bảo chất gỗ tốt rất đanh chắc và có độ chịu lục tốt.

Gỗ tự nhiên có màu đỏ, vân gỗ mịn sau khi đước xử lý bề mặt phun bóng thường có màu sắc sáng đẹp và cuốn hút hơn gỗ lim Nam Phi. Gỗ lim Lào có trọng lượng nặng hơn lim Nam Phi từ 1,2 – 1,5 lần bởi có cấu trúc gỗ đặc và chắc hơn.

Lim Nam Phi (khai thác tại Nam Phi)

Gỗ lim Nam Phi có tên khoa học là Erythrophleum suaveolens là loại gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi do nguồn gỗ ở trong nước và gỗ lim Lào dần khan hiếm. Loại gỗ này được nhập khẩu sang nước ta với hình thức gỗ xẻ theo quy cách hoặc dạng cây tròn.

Gỗ lim Nam Phi có màu nâu đến nâu đỏ có ánh xanh với các đường vân gỗ nhỏ mịn. Màu sắc không quá tối nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất.

Lim Nam Phi có độ cứng chắc cao, chịu được tác động mạnh và có tính bền bỉ. Nhưng thường được khai thác khá sớm nên chất lượng gỗ không được đánh giá quá cao. Chỉ ở tầm trung và thấp hơn so với các loại gỗ lim khác nhưng giá thành mềm hơn nhiều so với lim Lào. Vì vậy, vẫn được sử dụng nhiều trên thị trường đồ gỗ.

Ứng dụng của gỗ lim nguyên liệu

  • Sở hữu đặc tính đanh chắc, bền bỉ lại không bị mối mọt, mục rũa nên từ lâu gỗ lim đã được ứng dụng trong các công trình xây dựng: làm cột, kèo, xà nhà cho các công trình kiến trúc truyền thống nhất là cung đình, chùa chiền…
  • Ứng dụng trong các công trình thủy lợi: đóng tàu thuyền, cầu cống, làm vát sàn, tà vẹt…
  • Dùng để sản xuất đồ nội thất cao cấp trong nhà: làm cầu thang, sàn gỗ, cửa gỗ, sập tủ, bàn ghế…Hay dùng chế tác đồ trang trí thủ công mỹ nghệ như lục bình, tượng gỗ…
  • Ngoài ra, gỗm lim xẹt còn được sử dụng làm cây cảnh bóng mát cho các khu sinh thái, công viên hay trên đường phố. Và sử dụng làm cây trồng ven biển để chăn gió, chống sạt lở đất.

Phân biệt gỗ lim với một số loại gỗ khác

Gỗ lim với gỗ gụ

Gỗ lim và gỗ gụ đều là loại gỗ cao cấp quý hiếm nhưng gỗ lim thuộc nhóm II còn gỗ gụ thuộc nhóm I nên gỗ gụ có giá thành cao hơn gỗ lim.

Gỗ gụ có màu vàng nhạt, vàng trắc đặc trưng và màu nâu đỏ, nâu đậm với gỗ để lâu này. Vân gỗ có màu nau đỏ dạng vân xoắn độc đáo đẹp mắt. Chất gỗ gụ có độ cứng tốt, chất gỗ bền chắc có khả năng chống cong vênh, mối mọt tốt. Có thể đảm bảo độ bền và tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Gỗ lim với gỗ mun

Gỗ mun thuộc nhóm I trong danh sách gỗ Việt Nam có màu đen huyền bí vô cùng đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp cuốn hút và có trọng lượng nặng. Chất gỗ mun cứng nhưng giòn hơn lim. Chất gỗ khó trầy xước dùng càng lâu gỗ càng sáng bóng và gia tăng vẻ đẹp.

Gỗ lim thuộc nhóm II mỗi loại lim sẽ có màu sặc đặc trưng riêng. Chất gỗ đanh chắc chống mối mọt vượt trội và có giá thành mềm hơn gỗ mun.

Gỗ lim với gỗ hương

Khác hẳn với gỗ lim, gỗ hương thuộc nhóm gỗ I có mùi hương nhẹ chứ không hắc như lim. Chất gỗ màu đỏ rực hoặc đỏ thẫm, thớ gỗ mịn và đặc, sở hữu họa tiết vân độc đáo, cuốn hút người nhìn.

Chất gỗ hương cứng chắc, chống cong vênh hiệu quả và an toàn với sức khỏe người dùng và có giá thành cao hơn hẳn so với gỗ lim.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp được nhiều kiến thức bổ ích về chất liệu gỗ lim. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng nhận biết gỗ trên thị trường để tránh “tiền mất tận mang” mua phải những sản phẩm tráo gỗ kém chất lượng.

Hãy đồng hành cùng Đồ Gỗ Phạm Gia để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về gỗ và mua được các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên chất lượng với giá thành tối ưu nhất.