Tìm hiểu về gỗ tần bì để tránh nhầm lẫn giữa Tần bì và sồi Nga

gỗ tần bì

Nói đến thị trường gỗ nhập khẩu chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua gỗ Tần bì. Chúng được sử dụng ngày càng phổ biến trong thiết kế nội thất và đến 99% mọi người thường hay bị nhầm lẫn nó với gỗ sồi Nga.

Vậy bài viết hôm nay của Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về gỗ tần bì để dễ dàng nhận dạng và phân biệt chính xác nhé!

Gỗ tần bì là gỗ gì?

Gỗ tần bì hay còn gọi là gỗ Ash có tên khoa học là Fraxinus. Loại gỗ này thuộc loài thực vật thân gỗ có hoa họ ô lưu, thuộc loại lá rụng. Phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu. Với điều kiện khí hậu ôn đới, thời tiết càng lạnh thì chất lượng gỗ sẽ càng cao. Nên mỗi loại gỗ xuất xứ từ các vùng khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau.

Ở Việt Nam có rất ít cá thể gỗ tần bì nên hầu hết lượng gỗ tần bì sử dụng trên thị trường đều là nguồn gỗ nhập khẩu chính ngạch từ các nước: Nga, Mỹ, Đức, Đan Mạch…

Ưu nhược điểm của gỗ tần bì

Để trả lời câu hỏi mà khách hàng luôn quan tâm là gỗ tần bì có tốt không. Thì chúng ta sẽ cùng phân tích ưu – nhược điểm của loại gỗ đặc biệt này nhé.

Ưu điểm

Là một dòng gỗ nhập khẩu khá mới những gỗ tần bì đã chiếm được lòng tin và sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt những năm gần đây. Bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên đã trở thành sự lựa chọn tin cậy của nhiều gia đình:

  • Chất lượng gỗ tốt: gỗ tần bì có trọng lượng nhẹ nhưng khả năng chịu lực tốt. Được đánh giá cao về mức độ giữ form dáng ban đầu ít bị biến dạng khi sấy hoặc va chạm. Bề mặt gỗ không bị co ngót do thay đổi thời tiết nhiệt độ và độ ẩm. Có độ bền cao đạt đến tuổi thọ hàng chục năm.
  • Tính thẫm mỹ cao: gỗ tần bì có gam màu trắng sáng đường vân gỗ có dạng hình elip đồng tâm đẹp mắt mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng và sang trọng gia tăng tính thẩm mỹ cho những món đồ nội thất.
  • Dễ dàng gia công, sản xuất: Gỗ có thể dễ dàng uốn cong bằng hơi nước nên thuận lợi cho việc thi công, uốn dẻo khi chế tác nội thất. Gỗ có khả năng bám ốc vít, đinh hay keo dính tốt, khả năng chịu máy tốt. Bề mặt gỗ thẳng ít có lỗi và nền sáng nên dễ bám sơn và có thể phủ màu sắc đa dạng.
  • Giá thành vừa phải: so với mức giá của các dòng gỗ nhập khẩu khác thì mức giá của gỗ tần bì phải chăng hơn rất nhiều mang đến cơ hội trải nghiệm các sản phẩm nội thất gỗ nhập khẩu chất lượng cho người Việt.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất gặp phải ở gỗ tần bì là dễ bị mối mọt nếu không được xử lý theo tiêu chuẩn. Bởi bản thân cây gỗ không có khả năng sinh ra chất chống sâu bệnh tự nhiên. Chính vì vậy, việc lựa chọn đơn vị sản xuất uy tín có quy trình tẩm sấy kỹ lưỡng rất quan trọng và quyết định trực tiếp đến chất lượng của gỗ khi thành phẩm.

Những yếu tố trên chính là lý do thuyết phục người dùng lựa chọn gỗ tần bì làm vật liệu sản xuất nội thất gia đình chất lượng.

Các loại gỗ tần bì phổ biến trên thị trường hiện nay

Trên thế giới, tần bì có đến gần 60 loại khác nhau. Và sau đây là những loại gỗ tần bì phổ biến trên thị trường:

Gỗ tần bì trắng (write Ash)

Gỗ tần bì trắng là loại gỗ tần bì quen thuộc và sử dụng phổ biến nhất thị trường hiện nay. Thường được gọi với cái tên Americana white Ash và có tên khoe học là Fraxinus Americana. Phân bố chủ yếu ở các khu vực Đông Bắc Mỹ, ở Nam Prince Edward Island, Ontario, Quebec của Canada, Nova Scotia, New Brunswick.

Cây tần bì trắng có đường kính gần 1m cao tối đa hơn 30m. Gỗ màu trắng kem sáng đến màu vàng ngoài dát gỗ, tâm gỗ có màu nâu nhạt. Chất gố cứng và có độ đàn hồi tốt. Thường được ứng dụng làm đồ nội thất như tủ gỗ, ván sàn gỗ…

Gỗ tần bì đen (Black Ash)

Gỗ tần bì đen có tên khoa học là Fraxinus nigra với chiều cao cây trưởng thành trung bình từ 15 – 20m, đường kính từ 30 – 60cm. Phân bố chủ yếu ở khu vực Đông bắc Hoa Kỳ và Đông Canada.

Gỗ tần bì đen có màu gỗ đậm tối màu hơn và vân gỗ xếp gần nhau hơn so với tần bì trắng. Loại gỗ này không được đánh giá cao về độ bền do dễ bị côn trùng mối mọt tấn công. Nên thường được sử dụng làm ván sàn, hộp đựng đồ hoặc gậy bóng chày…

Gỗ tần bì xanh (Green Ash)

Tần bì xanh phân bố nhiều ở cùng đông và trung Bắc Mỹ. Có tên khoa học là Fraxinus pennsylvanica. Cây gỗ có triều cao từ 15 – 20m là cây tán rộng ưa sáng, phát triển nhanh nên ở Mỹ cây thường được trồng trên đường phố hoặc các khu vực công cộng để lấy bóng mát.

Gỗ tần bì Oregon (Oregon Ash)

Gỗ tần bì Oregon có tên khoa học là Fraxinus Latifolia. Chủ yếu phân bố nhiều tại khu vực Tây Bắc Mỹ. Cây gỗ khi trưởng thành có thể đạt đường kính thân từ 0,3 – 1m và chiều cao cây từ 20 – 25m.

Gỗ tần bì Oregon có độ bền khả năng uốn trung bình. Chất gỗ cứng và nặng vừa phải có khả năng chống va đập, chịu nén tốt. Dòng gỗ này ít xuống cấp và khô khá nhanh nên thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất, pallet và sản xuất tấm veneer…

Gỗ tần bì Pumpkin (Punpkin Ash)

Gỗ tần bì Pumpkin có tên khoa học là Fraxinus profunda. Phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Mỹ. Cây gỗ có chiều cao từ 15 – 20m, đường kính thân từ 0,6 – 1m. Thớ gỗ có tông màu đậm nhưng loại gỗ này thường ít được sử dụng hơn so với các loại gỗ tần bì khác.

Gỗ tần bì Tamo (Tamo Ash)

Tần bì Tamo còn được gọi với cái tên Manchurian Ash hay Japanese Ash. Phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc… Thân cây tần bì Tamo có chiều cao từ 20 – 30m, đường kính 30 – 60cm, phần thân gỗ có hình đậu phộng rất đặc biệt.

Gỗ tần bì Tamo dùng để sản xuất đồ nội thất hoặc veneer…

Ứng dụng của gỗ tần bì trong ngành thiết kế nội thất

Với rất nhiều đặc tính nổi trội cùng giá thành hợp lý gỗ tần bì đã trở thành lựa chọn hoàn hảo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất như khung sofa, giường ngủ, tủ quần áo, bàn ăn…

nội thất gỗ tần bì
Combo nội thất phòng ngủ gỗ tần bì
bàn ăn gỗ tần bì
Mẫu bàn ăn gỗ tần bì cao cấp

Hoặc được ứng dụng theo đặc trưng của từng loại gỗ như sản xuất cầu thang, sàn gỗ hay làm các vật dụng như gậy đánh bóng, tay cầm của các dụng cụ lao động, sản xuất veneer, pallet hay thùng từ các loại gỗ tần bì.

Phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi Nga

Vì có màu sắc gần giống nhau nên rất nhiều người nhầm lẫn giữa gỗ tần bì và sồi Nga. Và không ít người còn nhầm tưởng 2 loại gỗ này là một. Những điều này hoàn toàn sai nhé. Gỗ tần bì và gỗ sồi là 2 dòng gỗ nhập khẩu khác nhau hoàn toàn. Bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng qua các đặc điểm dưới đây.

gỗ tần bì và gỗ sồi
Phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi

Gỗ tần bì (Ash)

Gỗ tần bì có màu sáng và ngả trắng nhiều hơn so với gỗ sồi. Tôm gỗ to, đều, nhiều vân đều dày có màu nâu sẫm dạng 1 nửa elip độc đáo.

Thớ gỗ tần bì dễ khô và ít bị biến dạng khi đã sấy đạt tiêu chuẩn nên ít cong vênh trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Gỗ sồi (Oak)

Gỗ sồi có màu tối hơn so với gỗ tần bì, tôm gỗ mịn và dạng sọc. Vân gỗ sồi đều nhỏ sẫm màu giữa các thớ gỗ sáng màu chạy dọc.

Gỗ sồi lâu khô hơn  và dễ bị cong vênh khi phơi khô. Chất gỗ dễ bị uốn cong với hơi nước.

Bạn hãy cố gắng quan sát kỹ hoặc nhờ những người có kinh nghiệm hiểu về gỗ để dễ dàng phân biệt và chọn đúng loại gỗ mình cần nhé.

Những lưu ý trong khâu xử lý gỗ tần bì nguyên liệu

Để có được gỗ nguyên liệu chất lượng cần trải qua quá trình xử lý vô cùng kỹ lưỡng và khoa học cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chú trọng khâu xử lý nguyên liệu gỗ: đây là lưu ý đầu tiên đòi hỏi sự cẩn thận và lựa chọn vật liệu nghiêm ngặt từ khâu cưa xẻ đến sấy khô đều phải đúng kỹ thuật và quy trình tiêu chuẩn.
  • Các tấm gỗ thành phẩm phải có bề mặt nhẵn mịn giữ được độ ẩm tiêu chuẩn từ 8 – 12% và giữ được màu sắc tự nhiên cùng những đường vân gỗ đặc trưng đẹp mắt.
  • Đảm bảo tấm gỗ không bị nứt hay cong vênh khi đó mới đủ điều kiện để gia công, sản xuất sản phẩm nội thất.
  • Gỗ được sấy và ngâm tẩm hóa chất để chống ẩm mốc, mối mọt đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bề mặt gỗ còn được phun sơn phủ để tăng tính thẩm mỹ và hạn chế bề mặt bị trầy xước.

Gỗ tần bì quả là một loại gỗ nhập khẩu cao cấp với nhiều ưu điểm đáng để bạn tin tưởng lựa chọn. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về gỗ tần bì để có thể tự tin lựa chọn các sản phẩm nội thất gỗ chất lượng hoàn hảo phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.