Thiên nhiên đã rất ưu ái khi ban tặng cho con người rất nhiều các loại cây có giá trị kinh tế cao vừa có thể khai thác gỗ lại còn thu hoạch được hoa thơm trái ngọt. Một trong số đó phải kể đến cây gỗ dâu được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nôi thất và đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ cho đời sống.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn chưa biết đến dòng gỗ này. Vậy hôm nay, Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết xung quanh cây gỗ dâu để bạn có thể hiểu hơn về loại gỗ đặc biệt này nhé!
Tìm hiểu về gỗ dâu? Nguồn gốc – phân bố?
Gỗ dâu được khai thác từ cây dâu rừng hay còn gọi là cây dâu đất, cây dâu da đất, cây dâu da hay có địa phương còn gọi là cây đỏ (dựa theo đặc điểm cây có quả màu đỏ tươi đẹp mắt).
Gỗ dâu có tên khoa học là Baccaurea sapida, là loại cây thân gỗ thuộc họ thầu dầu, bộ ba mãnh vỏ Euphobiales. Được xếp vào nhòm VIII trong bảng phân loại các loại gỗ Việt Nam.
Cây gỗ dâu rừng có nguồn gốc từ cây dầu tằm hay cây dâu vườn quen thuộc. Được tìm thấy ở các khu rừng tự nhiên, nơi thâm sâu cảu núi rừng. Đây là loại gỗ lâu năm có tỉ trong cao, đang rất hiếm và được giới chơi gỗ săn lùng, tìm kiếm.
Ở Việt Nam có thể thấy cây gỗ dâu ở những khu rừng trải dài từ Bắc vào Nam. Ngoài ra cây còn phân bó ở vùng Ấn Độ, Đông nam Châu Á và Mianma.
Đặc điểm nhân dạng của cây gỗ dâu
Cây gỗ dâu trường thành có thể cao từ 20 – 25m, đường kính thân đạt đến 2m. Cây có lá, hoa và quả không có gì khác biệt so với cây dâu tằm trồng trong vườn nhà. Các lá mỏng có hình răng cưa với nhiều đường gân chạy nổi trên bề mặt của lá. Cành lá dâu thường rủ xuống mềm mại đặc bệt là khi cây sai quả cành dâu có thể uốn xuống sát mặt đất.
Hoa dâu có màu trắng xanh ra theo mùa vào khoảng tháng 4 – tháng 5 và đậu quả vào khoảng tháng 5 – tháng 7 hàng năm. Quả dâu có hình dạng như những chùm nho nhỏ xíu khi chín màu đỏ thẫm căng mọng. Cây dâu thường rất sai quả có thể thu hoạch hàng tấn mỗi năm để phục vụ cho các nhu cầu của người dân. Nhưng hầu như dâu rừng rất ít thu hoạch quả mà chỉ được khai thác với mục đích lấy gỗ.
Tuổi thọ của dâu rừng có thể lên đến hàng trăm năm mang lại các khối gỗ chất lượng và vô cùng đắt đỏ. Phần rễ của cây dâu lâu năm trên 800 năm rất khác biệt được chia làm 4 tầng gồm 4 màu sắc khác nhau như màu vàng, vàng đậm, cà rốt pha xanh đen và đen. Đây là một điểm đặc biệt được những người am hiểu về gỗ sử dụng để nhận biết cây gỗ dâu rừng.
Đặc tính sinh học của cây gỗ dâu
Cây dâu rừng thường mọc trong các khu rừng nguyên sinh tự nhiên hàng trăm năm tuổi. Đây là giống cây ưa sáng thích hợp với điều kiện nhiệt độ khoảng 25 – 32˚C. Nếu nhiệt độ dưới 12˚C hoặc trên 40˚C cây sẽ bị hạn chế sinh trưởng.
Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các khu rừng thường xanh với độ cao 600m là khu vực đất tơi xốp, giữ nhiệt, giữ ẩm có tầng canh tác dày. Đất không quá chua hoặc quá mặn và có mực nước ngầm thấp. Tùy thuộc điều kiện thời tiết trong năm mà quá trình sinh trường của cây sẽ trải qua 2 thời kỳ là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng khi gặp điều kiện thuận lợi và thời kỳ ngủ đông khi nhiệt độ môi trường thấp cây sẽ ngừng sinh trưởng. Cây dâu có thể được trồng ở phần diện tích lớn ở các bãi sông, đất bằng hay cao nguyên.
Đặc điểm nhận biết của gỗ dâu
Gỗ dâu có chất gỗ cứng, tỷ trọng cao thường có màu vàng sẫm, phẫn lõi đen và sở hữu đường vân gỗ đẹp. Các đường vân chạy dọc khắp thớ gỗ nhưng không liền mạch như gỗ trắc, gỗ cẩm mà có sự xen kẽ giữa 1 xớ nhạt và 1 xớ đậm. Tạo nên sự khác biệt độc đáo làm nên vẻ đẹp thẩm mỹ riêng biệt cho các sản phầm gỗ dâu. Ngoài ra, gỗ có mùi hương tự nhiên riêng biệt lan tỏa khắp các thớ gỗ.
Gỗ dâu có màu sắc khác biệt tùy thuộc vào loại gỗ dâu rừng vàng hay dâu rừng đen. Những chất lượng của gỗ đều được đánh giá cao và có giá trị khá đắt đỏ.
Cách phân loại gỗ dâu phổ biến
Gỗ dâu được phân loại theo nhiều cách như sau:
Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Mỗi cây dâu sinh trưởng ở các khu vực có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau sẽ có đặc điểm màu sắc và chất lượng gỗ khác nhau. Vì vậy, dân gỗ cũng thường phân loại gỗ dâu thành 2 loại là:
- Gỗ dâu Nam Phi: phát triển ở các khu rừng ở Nam Phi sau đó được khai thác và nhập khẩu về Viện Nam. Hiện nay diện tích rừng ở Nam Phi chiếm đến 1,9% tổng diện tích đất của quốc gia và được chia làm 3 loại là rừng tự nhiên, rừng cây bụi và rừng trồng với mục đích thương mai cung cấp gỗ nguyên liệu. Vì vậy, Nam Phi trở thành nguồn cung cấp gỗ lớn cho các nước khác trên thế giới.
- Gỗ dâu Lào: là loại gỗ dâu được trồng và phát triển lâu năm trong các khu rừng tự nhiên được khai thác với mục đích lấy gỗ và nhập khẩu về Việt Nam.
Phân loại theo đất trồng
Đất trồng quyết định rất lớn đến chất lượng gỗ và người ta thường hay phan biệt thành 2 loại:
- Gỗ dâu rừng: được trồng hoặc phát triển trong rừng tự nhiên cây phát triển lâu năm mamg lại chất gỗ với nhiều đặc tính vượt trội có tính ứng dụng cao mà gỗ dâu tằm không có.
- Gỗ dâu tằm: hay còn gọi là dâu vườn hay dâu nhà thường được trồng trong vườn nhà của người dân chất gỗ xốp và không được trồng với mục đích khai thác gỗ mà chủ yếu làm cây ăn quả hay lấy lá nuôi tằm.
Phân loại theo màu gỗ
Đặc điểm sinh trưởng từng vùng và tuổi thọ của gỗ sẽ khiến mỗi cây gỗ có các màu sắc đặc trưng riêng. Vì vậy, cũng giống như nhiều loại gỗ khác gỗ dâu cũng được phân loại theo màu gỗ:
- Gỗ dâu vàng: có chất lượng gỗ vượt trội, phần thờ gỗ mịn có vân gỗ và màu sắc đẹp mắt. Chất gỗ khá cứng ít bị cong vênh co ngót nên thường được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ phong thủy.
- Gỗ dâu đen: có đặc tính khá giống gỗ dâu vàng nhưng thường được sử dụng nhiều vào sản xuất đồ nội thất.
- Gỗ dâu đỏ: có gàm màu đỏ vô cùng đặc biệt thớ gỗ mịn chắc phù hợp để làm đồ nội thất đặc biệt là đồ nội thất phòng thờ như bàn thờ…
Gỗ dâu có tốt không và được ứng dụng ra sao?
Gỗ dâu rừng được đánh giá là loại gỗ chất lượng có giá trị lớn không chỉ cung cấp gỗ quý cho việc chế tác sản xuất các sản phẩm bền đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Nên gỗ dâu rừng đặc biệt được rất chơi gỗ trân trọng và yêu thích.
Gỗ dâu được ứng dụng rộng rãi mang nhiều giá trị phục vụ cho đời sống con người:
- Ứng dụng tâm linh, phong thủy: từ xưa gỗ dâu đã mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, trừ những điều không hay, không may mắn trong cuộc sống. Vì vậy, gỗ dâu thường được sử dụng làm vòng tay tâm linh, chuỗi hạt mang lại bình an, khỏe mạng cho người dùng.
- Làm đồ thủ công mỹ nghệ: gỗ dâu cũng được sử dụng để điêu khắc tượng phật, tượng thế trang trí vô cùng độc đáo mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn hảo cho từng sản phẩm. Và nhờ đặc tính không bị mối mọi nên đảm bảo tuổi thọ bền lâu cùng giá trị phong thủy lâu dài cho không gian trưng bày.
- Sản xuất đồ nội thất: các món đồ nội thất được sản xuất từ gỗ dâu có sức chịu lực tốt chất gỗ đẹp và có khả năng chống mối mọt nên có thể được dùng làm sàn gỗ, cửa gỗ giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp, bàn ăn, chiếu ngựa, bàn thờ…
Hình ảnh sản phầm gỗ dâu rừng:
So sánh gỗ dâu rừng và gỗ dâu tằm
Rất nhiều người thường nhẫm lẫn cây dâu rừng và cây dâu tằm. Tuy chúng có cùng nguồn gốc nhưng chúng ta vẫn nên hiểu cây dâu tằm là cây dâu vườn, cây dâu ta được trồng tại vườn nhà.
Cây dầu tằm thường có đường kính nhỏ, gỗ có màu trắng xốp xớ gỗ to và không có đường vân. Chất gỗ nhẹ và mêm nên không có giá trị về khai thác gỗ. Mà chủ yếu dùng để thu hái lá làm thức ăn ưa thích để nuôi con tằm nhả tơ hoặc thu quả để sử dụng trong sinh hoạt. Ngoài ra, theo quan điểm dân gian người ta thường lấy cành dâu tằm để làm vòng tay cho trẻ em đỡ quấy khóc và dùng cành dâu để trừ tà mà. Gỗ dâu tằm có giá trị thấp hơn nhiều so với dâu rừng.
Còn gỗ dâu rừng có chất gỗ cứng, tỷ trọng gỗ cao thường có màu vàng sẫm với phần lõi đen và vân gỗ độc đáo đẹp mắt. Gỗ có giá trị kinh tế cao được khai thác chủ yếu với mục đích lấy gỗ làm đồ nội thất, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ như tượng, trang sức phong thủy…
Tình trạng nguồn tài nguyên và giá thành của gỗ dâu
Tuy chỉ được xếp vào nhóm VIII nhưng thực chất mức độ quý hiếm của dòng gỗ dâu rừng được đánh giá có giá tri cao hơn thế. Bởi vậy việc khai thác gỗ dâu rừng quá nhiều của những người chơi gỗ đã dẫn đến tình trạng không còn nhiều gỗ lâu năm chất lượng.
Do đó, những cây gỗ dâu cổ thụ lâu năm thực sự quý hiếm và có giá trị rất cao có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/ 1kg. Và mức giá thành còn giao động rất nhiều vào từng thời điểm và phụ thuộc nhiều vào chất lượng và tuổi gỗ.
Để bảo vệ nguồn gỗ tự nhiên các cơ quan chức năng và nhà nước ta đã ban hành nhiều biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả như xử lý nghiêm minh và tăng mức phạt với những đối tượng vi phạm chặt phá rừng trái phép. Và luôn tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc bảo tổn các loại gỗ quý hiếm.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ít nhiều sẽ giúp ích cho bạn để lựa chọn được các sản phẩm từ gỗ dâu chất lượng nhất. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn. Đồ Gỗ Phạm Gia luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng mọi lúc.