Tìm hiểu về gỗ đàn hương – thứ gỗ đắt đỏ bậc nhất thế giới

gỗ đàn hương

Gỗ đàn hương là một loại gỗ quý hiếm được ví như “vàng xanh” của núi rừng với mức giá đắt đỏ nhất nhì thế giới gỗ. Mang giá trị trong nhiều lĩnh vực mà ai cũng mong muốn được sở hữu. Vậy gỗ đàn hương là gỗ gì? và sở hữu đặc tính ra sao mà quý giá đến vậy? Hãy cùng Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!

Gỗ đàn hương là gỗ gì? Thành phần hóa hoạc của gỗ đàn hương?

Gỗ đàn hương có tên tiếng anh là Sandalwood, tên khoa học là Santalum Album, là loài gỗ thuộc họ đàn hương (Santalum). Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm được đất nước Ấn Độ coi là loại cây hoàng gia quý hơn vàng mà chỉ những gia tộc giàu có mới có điều kiện để sở hữu.

Thực chất đàn hương chính là một loài tầm gửi sống bán ký sinh trên một cây khác. Có 3 loại cây ký chủ cho từng giai đoạn phát triển của cây:

  • Cây ký chủ khi ươm giống: được cấy trong bịch giống khi cây đạt từ 4 – 6 lá.
  • Cây ký chủ chuyển tiếp: cây nhỏ hoặc cây bụi lớn thưởng tồn tại khoàng 4 – 5 năm họ đậu, trồng gần với cây gỗ đàn hương.
  • Cây ký chủ dài ngày: được trồng với mật độ thấp hơn đàn hương, cách ít nhất 3m so với cây đàn hương gần nhất.

Các loại cây ký chủ phổ biến của đàn hương là: đậu triều, tía tô, lạc dại, điên điển, cây sưa, giáng hương, xoài, cam…

Gỗ đàn hương có thành phần hóa học gồm nhiều chất như:  beta santalol (89 – 90 %), anpha santalen, beta santalen, santen, anpha santenol, santenon, teresantalic axit, santalon, santalic axit, coniferylandehit, isovalerandehit, vanillin, syringic andehit và một số các chất khác.

cận cảnh gỗ đàn hương
Gỗ đàn hương – “vàng xanh” trong thế giới gỗ

Nơi phân bố và điều kiện trồng gỗ đàn hương

Nguồn gốc – phân bố gỗ đàn hương

Gỗ đàn hương có nguồn gốc bắt nguồn ở Đông Timor, sau đó được nhân giống và trồng nhiều ở Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc…

Ở Việt Nam, gỗ đàn hương đã được trồng thành công ở một số tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Hà Giang… là giống cây có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Điều kiện trồng gỗ đàn hương

Với giá trị kinh tế cao gỗ đàn hương đã được nhân giống và trồng thành công ở nhiều nơi. Khu vực sinh thái để trồng gỗ đàn hương cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Điều kiện địa hình: các nhà nghiên cứu đã kết luận gỗ đàn hương chỉ sinh trưởng phát triển tốt ở các khu vực đồi núi có điều kiện thoát nước tốt. Và không thể trồng ở các khu vực đồng bằng và địa hình này không thuận lợi để bộ rễ của cây phát triển. Đồng thời, đàn hương là dòng cây lưỡng tính nhạy cảm với ánh sáng nên cần trồng ở khu vực nhiều nắng và có điệu kiện lập địa tốt. Nên đàn hương thường được trồng xen kẽ ở các vùng đồi núi có cây bụi phát triển giúp tiết kiệm đất và công chăm sóc.
  • Đặc điểm thổ nhưỡng: đất trồng đàn hương cần đảm bảo tơi xốp, giàu các khoáng chất như photpho, sắt, kali…và phải thoát nước tốt, đất có độ PH từ 5 – 6. Tầng đất phải dày để tạo điều kiện cho bộ rễ của cây đàn hương và cây ký chủ phát triển tốt và giữ được chất dinh dưỡng bổ sung. Bởi nếu đất quá mỏng cây đàn hương sẽ kém phát triển. Bộ rể của cây đàn hương đâm sâu 20 – 30 cm và có thể đạt đến độ sâu 1m nên đất trồng đàn hương cần đảm bảo tầng đất sâu trên 1m.
  • Mực nước ngầm: rễ đàn hương rất kỵ nước nhiều nếu bị đọng nước cây có thể chết. Chính vì vậy, đất trồng đàn hương cần có mực nước ngầm dưới 1m, mắt đất đốc để dễ thoát nước, không bị đọng nước vào mùa mưa.
  • Kỹ thuật trồng: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đàn hương không quá khó nhưng yêu cầu về đặc thù phải có cây ký chủ và bố trí trồng hợp lý. Cây đàn hương sẽ được ươm bầu hoặc trồng trên nền đất. Cây phát triển từ 4 – 6 năm là có thể thu hoạch hoa, quả và gỗ.

Gỗ đàn hương là loại cây mang lại nhiều lợi ích và giá trị sử dụng cho người trồng nên được chú trọng phát triển mở rộng ở nhiều vùng.

Đặc điểm hình thái của gỗ đàn hương

Cây đàn hương có chiều cao trung bình từ 7 – 10m và sống ký sinh một phần rễ lên các loại cây khác (thuộc nhóm cây bán ký sinh). Phần rễ của cây đàn hương sẽ bám chặt vào rể cây chủ để hút các chất dinh dưỡng nuôi thân. Phần rề này chứa nhiều nhựa và tinh dầu thơm.

Đây là cây thân gỗ có màu xanh xám, nhiều cành phẳng và nhiều nhực. Lá nguyên dày có hình mũi mác hoặc hình trứng có màu tím phớt hồng.

Hoa đàn hương mọc dạng chùm có màu vàng sau chuyển thành màu đỏ thắm hoặc đỏ tía thường ra hoa vào tháng 5, tháng 6. Quả đàn hương hình tròn vẫn còn bao hoa, ra vào tháng 7 – tháng 9 trong năm khi quả chín có màu đen.

Cây đạt độ trường thành từ 8 – 20 năm để có lượng tinh dầu nhiều nhất. Cây đàn hương bán ký sinh có thân cao từ 10 – 15m có phần rễ chính bám chặt vào rễ cây chủ để hút chất dinh dưỡng.

Thờ gỗ đàn hương có màu trắng, không mùi. Phần tâm gỗ có màu vàng nâu và có mùi thơm rất mạnh.

Gỗ đàn hương có tốt không?

Gỗ đàn hương là một loại gỗ quý cực tốt được xem là loại cây “vàng xanh”, cây “hoàng kim” với giá trị siêu đắt đỏ còn được đại thi hào Nguyên Du ca ngợi vào trong thơ ca.

  • Gỗ đàn hương có phần thịt gỗ màu vàng tươi sáng, chất gỗ nặng, thớ gỗ mịn màng và sở hữu tinh dầu thơm nhẹ, dễ chịu. Đặc biệt, hương thơm của gỗ đàn hương không bao giờ bị mất mùi dù trải qua bao nhiêu thập kỷ và phần tinh dầu chiết xuất từ đàn hương có giá trị rất cao.
  • Gỗ có tinh dầu đặc trưng nên các loại sâu bọ đều tránh xa, có khả năng chống mối mọt tấn công nên đảm bảo độ bền chắc cho sản phẩm.

Phân loại gỗ đàn hương

Theo thống kê thì có khoảng hơn 16 giống cây gỗ đàn hương khác nhau hầu hết chúng đều có hình dạng và màu sắc giống nhau. Tuy nhiên chỉ có 2 loại là gỗ đàn hương đỏ và đàn hương trắng là loài được nhiều người biết đến và trồng rộng rãi:

Gỗ đàn hương trắng

Gỗ đàn hương trắng có 2 loại cho giá trị cao là đàn hương trắng nguồn gốc từ Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum)  là loài có giá trị kinh tế cao nhất nhì trong thế giới loài gỗ và được liệt kê vào nhóm gỗ quý hiếm.

Gỗ đàn hương trắng được nhân giống chủ yếu bằng hạt với tỉ lệ nảy mầm từ 20 – 60%. Khi cây đạt 5 năm tuổi trở đi sẽ hình thành lõi gỗ nếu dòng giống tốt nhưng tỷ lệ cây hình thành lõi kém (không quá 15%).

Gỗ đàn hương trắng rất được ưa chuộng trên thị trường vì mang lại rất nhiều công dụng khác nhau:

  • Lõi gỗ: được sử dụng trong ngành công nghiệp cao cấp, sản xuất đồ nội thất xe hơi cao cấp, nội thất máy bay. Làm đồ mỹ nghệ hay dùng để chiết xuất tinh dầu sản xuất nước hoa.
  • Rễ cây: chiết xuất tinh dầu hoặc nghiền bột sử dụng cho ngành mỹ phẩm.
  • Dác gỗ: được nghiền nhỏ và sử sụng tron ngành sản xuất mỹ phẩm.
  • Cành nhỏ: sử dụng để chế tạo thành các sản phẩm làm đẹp.
  • Lá: làm trà sạch chất lượng cao.
  • Hạt: chiết xuất tinh dầu, nhân giống hoặc sản xuất rượu.

Gỗ đàn hương đỏ

Tên khoa học của đàn hương đỏ là Pterocarpus santalinus, được chia làm 2 loại là đàn hương đỏ lá nhỏ và đàn hương đỏ lá to. Đàn hương đỏ được trồng bằng phương pháp nhân giống từ hom rễ hoặc sử dụng hạt giống với tỷ lệ này mầm cao hơn gỗ đàn hương trắng có thể lên đến 70%.

Cây sinh trưởng ở những khu vực ít mưa sẽ cho phần lõi rắn chắc hơn và từ năm thứ 9 trở đi cây mới hình thành lõi. Nếu tưới quá nhiều nước hoặc trồng ở vùng nhiều mưa thì cây hình thành lõi kém thậm chí không có lõi. Nhưng tỉ lệ hình thành lõi đàn hương đỏ cao hơn đàn hương trắng, đạt 30 – 40%.

Hầu hết các bộ phận của cây đàn hương đỏ đều có giá trị:

  • Phần rễ cây: dùng làm đồ gia dụng cao cấp, hàng mỹ nghệ, nội thất.
  • Phần lõi gỗ: sản xuất nội thất đồ gia dụng hay đồ trang trí
  • Hạt để nhân giống, phần dác gỗ và cành nhỏ thường bỏ đi.

Giá trị sử dụng của gỗ đàn hương trong cuộc sống

­Giá trị trong sản xuất nội thất, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ

Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt đỏ bậc nhất thế giới sở hữu chất gỗ mịn màng đanh chắc cùng những đường vẫn đẹp cùng mùi thơm tự nhiên quyến rũ. Nên những công trình gỗ thời xa xưa của quý tộc, vua chúa thường sử dụng gỗ đàn hương rất nhiều. (Ví dụ điển hỉnh là cánh cửa phòng nội các tại tòa nhà lập pháo Vidhana Soulda của bang Karnataka).

tượng đàn hương
Tượng gỗ đàn hương

Các sản phẩm nội thất từ gỗ đàn hương thưởng được điêu khắc tinh xảo mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài ra, loại gỗ này còn được sử dụng để cế tác các vật dụng hàng thủ công mỹ nghệ như hộp đựng trang sức, quạt tay, tranh gỗ…tất cả các sản phẩm từ gỗ đàn hương đều có giá trị rất cao.

Giá trị tâm linh phong thủy

Ở Ai Cập xưa thường sử dụng dầu gỗ đàn trong kỹ thuật ướp xác. Và dùng làm các đồ mỹ nghệ mang ý nghĩa tâm linh thờ cũng như quan tài hay các đồ thờ cao cấp.

Theo quan niêm dân gian, gỗ đàn hương còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, bền bỉ thể hiện khởi đầu tốt đẹp mang lại may mắn cho người dùng. Đồng thời, gỗ đàn hương còn có dầu thơm tự nhiên có tác dụng xua đuổi, trừ tà, xua tan ám khí và những điều xấu mang lại sự tập trung trí lực cho con người. Gỗ đàn hương còn được sử dụng làm nhang đốt giúp tĩnh tâm và kết nối với thế giới tâm linh.

Ngoài ra, loại gỗ này còn được sử dụng để chế tác các sản phẩm phong thủy như vòng phong thủy, tượng gỗ… Mang lại may mắn, tài lộc và biểu trưng cho nhu cầu hưởng thụ đậm chất quý tộc, cao cấp của người dùng.

Giá trị với sức khỏe con người

dầu gỗ đàn hương
Tinh dầu gỗ đàn hương

Gỗ đàn hương có vị cay, tinh dầu có mùi thơm nồng, ngọn sịu nên đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người:

  • Tinh dầu đàn hương có khả năng xua đuổi côn trùng bảo vệ cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ.
  • Gỗ đàn hương giúp con người giải tỏa muộn phiền, giảm stress mang lại cảm giác thư giãn, an yên giúp chống trầm cảm.
  • Gỗ được sử dụng trong y khoa có tác dụng sát trùng, diện khuẩn, chất làm se, chống co thắt, tiêu đờm, lợi tiêu, điều hóa khí huyết, lưu thông mạch máu.
  • Trà đàn hương được sử dụng như một loại nước uống bổ dưỡng, an thần.
  • Gỗ đàn hương được sử dụng như một liệu pháp tự nhiên giúp cơ thể được tĩnh lặng trong các phòng thiền hay yoga

Giá trị làm đẹp ngành mỹ phẩm

Thành phần chính của gỗ đàn hương là chất beta – santalol là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và thanh tẩy, làm sạch tế bào chết. Nên loại gỗ này đã được nghiên cứu và sử dụng sản xuất thành các dòng mỹ phẩm dưỡng da cao cấp với công dụng trẻ hoa da, chống oxy hóa. Hạn chế các tác nhân gây nám da, khô da, ngăn ngừa mụn trứng cá….

Bột gỗ đàn hương dùng để chăm sóc da, trị các loại sẹo và bảo vệ da khỏi tia tử ngoại.

Dầu đàn hương còn sử dụng để massage làm dầu tắm, dùng để súc miệng trị đau họng, khan tiếng. Và dùng để sản xuất các dòng nước hoa cao cấp với hương thâm nồng thắm, có phần mạnh mẽ và cá tính.

Giá  trị kinh tế cho người trồng gỗ

Gỗ đàn hương mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng gỗ. Năng suất gỗ đàn hương thu hoạch rất cao nhất là đàn hương trắng. Chỉ cần trên 6 năm đã có thể thu hoạch. Những cây gỗ đàn hương trên 40 năm sẽ rất quý hiếm và đắt đỏ.

Vì vậy, doanh thu trồng gỗ đàn hương có thể lên tới hàng chục tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với việc trồng các loại cây rừng khác.

Trên thị trường hiện nay, giá bán gỗ đàn hương vô cùng đắt đỏ nên nhiều cơ sở thiếu uy tín vì lợi nhuận mà bán gỗ đàn hương giả. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và trang bị những kiến thức cần thiết mà chúng tôi vừa đưa ra. Chắc chắn những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm đúng chất lượng xứng đáng với số tiền khủng phải bỏ ra.