Trước đây, gỗ cao su được nhập vể Việt Nam với mục đích trồng để khai thác mủ sau khi hết chu kỳ lấy mủ phần thân gỗ không được tận dụng mà chỉ làm củi hoặc vứt bỏ. Nhưng đến nay, chất liệu gỗ cao su đã được đánh giá rất tốt và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất.
Mặc dù vậy nhưng nhiều người vẫn còn khá hoài nghi về chất lượng của dòng gỗ này. Vậy bài viết này của Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về gỗ cao su để có những quyết định chính xác khi lựa chọn đồ nội thất.
Gỗ cao su là gì?
Gỗ cao su được khai thác từ cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis là loài thân gỗ nhưng thuộc họ đại kích Euphobiaceae một họ lớn của thực vật có hoa. Tên tiếng anh của gỗ cao su là Ruber Wood, cây được trồng chủ yếu với mục đích lấy mủ. Và khi tuổi cây trên 20 năm không còn khai thác mủ được nữa thì cây sẽ được khai thác cho việc lấy gỗ.
Gỗ cao su thuộc nhóm VII là nhóm gỗ nhẹ có khả năng chịu lực kém và dễ bị mối mục.
Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây cao su
Gỗ thông có nguồn góc từ các khu rừng mưa nhiệt đới Amazon và được trồng nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Năm 1987 cây cao su được bác sĩ Yersin trồng thành công tại Nha Trang. Và sau đó được trồng mở rộng ở khu vực Đông Nam Bộ như các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Và đặc biệt trồng rộng rãi ở vùng Tây Nguyên như Kom Tum, Đắk Lắk, Pleiku với diện tích trồng lớn nhất nước ta chiếm hơn 80%.
Cây cao su phát triển tốt trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ từ 22 – 30˚C và có khả năng chịu nhiệt độ thấp từ 10 -15˚C. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm và đất có tầng sâu hơn 1,5m, đảm bảo không bị ngập nước và không đụng đá bàn. Đất trồng cao su cao trên 600m so với mực nước biển và có độ PH từ 4,5 – 5,5.
Gỗ cao su có thân thẳng vươn cao độ cao trung bình từ 20- 30m và có cây mọc hoang đạt hơn 50m. Khi cây cao từ 2 – 3m sẽ bắt đầu phân cành với tán lá rộng có tán rộng đến 5m. Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt ươm thành cây non.
Lá cao su là loại lá kép có thêm 3 lá chét mọc cách và thành từng tầng, từ năm thứ 3 cây sẻ rụng lá qua mùa đông. Rể cao su có cấu tạo gồm cả rể cọc và rễ bàng để hút nước, chất dinh dưỡng tốt và chống cây ngã đổ khi mưa bão, tán lá càng rộng thì rễ sẽ rộng tương đương.
Hoa cao su là hoa đơn tính, hình chùm mọc ở đầu cành sau khi cây thay lá. Quả có hình tròn hơi dẹt và có 3 ngăn. Nhựa cao su màu trắng hoặc vàng mạch nhựa dồi dào phía sau lớp vỏ cây màu nâu. Khi cây 5 – 6 năm tuổi là có thể bắt đầu thu hoạch mủ, một chu kỳ khai thác kéo dài 20 – 25 năm.
Gỗ cao su có màu vàng nhạt có sự khác biệt giữa độ tuổi và vị trí của gỗ tại gỗ thân và ngọn cây. Gỗ có tính đàn hồi tự nhiên khá dẻo dai dễ tạo hình uốn cong, không thấm nước nhưng có độ ẩm khá cao nên dễ bị mối mọt tấn công. Vì vậy, cần tẩm sấy kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất để đảm bảo độ bền cho gỗ không bị mối mọt và cong vênh theo thời gian.
Vân gỗ cao su gợn sóng đẹp mắt có màu sáng nên dễ dàng sơn màu đa dạng khi sản xuất đồ nội thất.
Ưu – nhược điểm của gỗ cao su
Hiện nay, gỗ cao su được đánh giá khá cao và chiếm được thiện cảm của người sử dụng và được nhận xét là loại gỗ thân thiện với môi trường nên rất được ưa chuộng. Loại gỗ này có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Gỗ cao su sau khi được tẩm sấy kỹ càng theo công nghệ hiện đại sẽ có độ bền cực cao, đảm bảo không bị mối mọt hay ẩm mốc trong quá trình sử dụng.
- Gỗ có đặc tính dẻo dai, đàn hồi tốt nên dễ uốn cong giúp quá trình gia công, sản xuất dễ dàng hơn và có thể tạo hình đa dạng cho sản phẩm.
- Gỗ có khả năng chịu ẩm tốt, chống thấp nước.
- Đặc biệt thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người dùng: gỗ có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá và các vật liệu dễ cháy. Ngoài ra, khi gặp rùi ro gỗ cháy cũng không thải ra khí độc ảnh hưởng môi trường.
- Gỗ dày, vân hình sợi gợn sóng đẹp mắt, màu gỗ sáng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, trang nhã và dễ sơn màu đa dạng cho sản phẩm.
- Trọng lượng gỗ cao su nhẹ nên các sản phẩm chế tác từ gỗ cao su dễ dàng di chuyển, sắp xếp.
- Giá thành rẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng của các gia đình có điều kiện tài chính vừa phải.
Nhược điểm
- Nếu không gia công tẩm sấy kỹ càng thì gỗ rất dễ bị mối mọt. So với các loại gỗ cao cấp thì gỗ cao su có độ bền kém và chất gỗ mềm hơn nên tuổi thọ cũng thấp hơn.
- Gỗ cao su ghép thanh được ghép từ nhiều thanh gõ cao su nên màu sắc sẽ không được đồng nhất và xuất hiện mối nối. Nhưng điều này cũng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.
- Màu gỗ cao su sáng nên khá kén không gian sẽ không phù hợp với các thiết kế cổ điển truyền thống mà thường thiên về hướng đơn giản, hiện đại hơn.
Gỗ cao su ghép là gì?
Thân gỗ cao su có đường kính không lớn rất khó để chế tác sản xuất đồ dùng. Vì vậy, gỗ cao su sẽ được cắt thành những thanh gỗ để đem đi xử lý sau đó sử dụng công nghệ ghép nối để tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn phù hợp với nhu cầu sản xuất. Đồng thơi, việc xẻ nhỏ các thanh gỗ còn giúp hóa chất xử lý được thẩm thấu tốt hơn giúp bảo quản và gia tăng độ bền cho gỗ.
Gỗ cao su ghép được sản xuất theo dây chuyền hiện đại đảm bảo theo tuyên chuẩn Châu Âu. Sử dụng công nghệ biến tính gỗ giúp gia tăng độ bền, độ ổn định và giảm độ biến dạng của gỗ dưới tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu. Từ đó giúp gỗ đạt được chất lượng bền chắc không thua kém gì các loại gỗ cứng.
Quy trình để sản xuất gỗ cao su ghép thanh chất lượng
Bước khai thác và sơ chế gỗ
Những cây gỗ cao su có độ tuổi từ 25 -30 năm trở nên đã không còn khai thác được mủ nữa thì sẽ được khai thác để lấy gỗ.
Cây sau khi đốn hạ sẽ loại bỏ cành lá và đưa về nhà máy cưa xẻ thành các thanh nhỏ. Ở đây gỗ sẽ được ngâm tẩm trong các bể hóa chất lớn có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của mối mọt và làm nổi bật màu gỗ.
Sau thời gian ngâm hóa chất, các thanh gỗ sẽ được vớt ra và đưa vào lò sấy để giữ độ ẩm thích hợp là 12%. Khi kiểm tra đạt độ ẩm tiêu chuẩn thì sẽ bắt đầu công đoạn sản xuất hoặc xuất khẩu.
Bước sản xuất gỗ cao su ghép thanh
Các thanh gỗ sau khi sấy sẽ được xử lý bề mặt bào nhẵn mịn. Và chuyển đến công đoạn cắt loại bỏ mắt sấu và đo đạc cắt theo kích thước yêu cầu. Những thanh gỗ đạt tiêu chuẩn sẽ đi qua máy đánh đầu để cắt tạo hình răng cưa và được nối với nhau bằng keo chuyên dụng để được kích thước đúng tiêu chuẩn. Phần gỗ vụn có thể được tận dụng làm thành ván ép.
Các kiểu ghép của gỗ cao su
Hiện nay, để tao nên các tấm gỗ ghép dài rộng để đáp ứng yêu cầu khác nhau trong thiết kế nội thất, người ta thường sử dụng 3 kiểu ghép cơ bản:
Kiểu ghép mặt
Kiểu ghép mặt còn được gọi là ghép đầu hay ghép finger. Đât là cách ghép mà hai đầu của thanh gỗ sẽ được cắt hình răng cưa và nối khớp với nhau. Khi sử dụng kiểu ghép này các thanh gỗ thường có bề rộng bằng nhau và được cắt thành các đoạn ngắn.
Sau khi ghép đầu thì sẽ dùng những thanh dài để ghép song song với nhau thành các tấm ván lớn với bề mặt có các hình răng cưa độc đáo.
Kiểu ghép cạnh
Kiểu ghép cạnh tương tự như ghép mặt, các thanh gỗ cao su cũng được xẻ răng lược ở hai đầu và ghép lại với nhau. Sau đó cũng sự dụng kỹ thuật ghép song song để liên kết các thanh gỗ đã có chiều dài bằng nhau.
Kiểu ghép song song
Với kiểu ghép song song các ván gỗ sẽ được xếp với chiều dài tương đối đồng đều và gắn kết với nhau. Kiểu ghép này không hạn chế chiều rộng và màu sắc trên tấm ván có thể thay đổi tùy theo màu sắc tự nhiên của gỗ khi khai thác.
Dưới sự kết dinh của keo cao cấp chuyên dụng, ván gỗ sau khi ghép sẽ có độ bền chắc và diên tích phù hợp với yêu cầu cần dùng.
Ứng dụng của gỗ cao su trong ngành nội thất
Mặc dù có chất lượng kém hơn các loại gỗ khác nhưng gỗ cao su vẫn được sử dụng nhiều bởi giá thành rẻ. Và trên thực tế vẫn có nhiều người hài lòng về chất lượng sản phẩm gỗ cao su. Và chúng được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất:
- Thiết kế nhà với gỗ cao su: làm nhà vườn, homestay…
- Nội thất phòng khách: bàn trà, ghế sofa, kệ tivi, kệ trang trí, tủ giày…
- Nội thất phòng ăn: bàn ăn gỗ cao su
- Nội thất phòng ngủ: giường ngủ, tủ quần áo…
- Nội thất văn phòng: bàn làm việc, tủ hồ sơ, kệ sách, kệ trang trí văn phòng…
So sánh gỗ cao su với gỗ sồi
Gỗ cao su và gỗ sồi đều là gỗ thuộc nhóm VII trong danh sách gỗ Việt Nam có chất gỗ mềm nhẹ và giá thành khá rẻ phù hợp với những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng bình dân.
Gỗ sồi có màu nâu vàng (sồi Mỹ) và màu vàng nhạt pha trắng (sồi Nga), gỗ sồi có nhiều vân trải đều vân gỗ đẹp. Chất gỗ mềm nhưng chịu lực nén khá tốt có độ chắc ổn định và dễ uốn cong bằng hơi nước nên dễ dàng gia công tạo hình. Ngoài ra, gỗ sồi còn có khả năng kháng sâu bọ, mối mọt tốt.
Gỗ cao su có màu vàng nhạt vân gỗ gợn sóng đẹp mắt nhưng hơi nhạt. Độ bền của gỗ không cao cẩn phải xử lý gia công kỹ lưỡng không rất dễ bị mối mọt.
So sánh gỗ cao su và gỗ thông
Gỗ thông thuộc nhóm IV bậc cao hơn hẳn so với gỗ cao su. Nên chất gỗ có độ bền và giá thành cao hơn so với gỗ cao su. Màu sắc gỗ thông đa dạng tùy thuộc vào chủng loại: màu đỏ (thông đỏ), màu trắng (thông trắng), màu vàng (thông vàng), vẫn gỗ thông đều đẹp mắt mắt.
Gỗ thông cùng khá mềm và nhẹ như cao su nhưng có độ chắc ổn định và chịu lực nén tốt. Gỗ có tính kháng khuẩn tự nhiên và có khả năng hút ẩm tốt.
Chắc chắn những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc về chất liệu gỗ cao su. Để có thể sáng suốt trả lời câu hỏi “gỗ cao su có tốt không?” và tự tin đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho không gian sống của gia đình mình.