Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống tiện nghi hoàn hảo

thiết kế phòng bếp nhà ống

Nhà ống chính là loại hình kiến trúc nhà ở phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt ở những thành phố lớn đông đúc. Tình hình đất chật người đông, khiến những mẫu nhà ống ngày càng thu hẹp dần diện tích nhất là không gian chiều ngang. Điều này gây ra khó khăn rất lớn khi thiết kế các không gian sinh hoạt trong ngôi nhà.

Một không gian quan trọng rất được các gia chủ chú ý đó là không gian phòng bếp. Bởi đây là không gian để cả gia đình quây quần bên bữa cơm sum vầy giúp gia tăng tình cảm và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Vậy làm thế nào để thiết kế được một không gian phòng bếp phù hợp với đặc trưng của nhà ống mà vẫn đảm bảo tính thẫm mỹ và công năng khi sinh hoạt. Thì hãy cũng tham khảo bài viết ngay sau đây của Đồ Gỗ Phạm Gia, đảm bảo chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều!

Đặc điểm của phòng bếp nhà ống

Nhà ống là kiến trúc nhà ở phố biến nhất ở các đô thị thành phố, nơi tập trung đông dân cư với quỹ đất hạn chế. Nhà có dạng hình chữ nhật thiên về chiều sâu với chiều ngang hẹp hơn rất nhiều so với chiều dài của căn nhà. Vì chịu sự chi phối về không gian kiến trúc và thiết kế chung của ngôi nhà. Mà phòng bếp nhà ống cũng mang những đặc điểm đặc trưng của cả căn nhà.

Đầu tiên phải kể đến chính là phần diện tích phòng khiêm tốn và hạn chế về chiều ngang thường chỉ có chiều ngang khoảng 4 – 6m. Nên tạo cảm giác phòng bếp nhà ống hẹp và có độ sâu hun hút. Hai bên hông phòng thường không có cửa sổ và mặt hậu nếu bị che chắn không thiết kế được cửa phụ hoặc cửa sổ thì không gian phòng bếp nhà ống thường khá bí bách và thiếu ánh sáng.

Trong không gian kiến trúc nhà ống, phòng bếp thường được bố trí ở khu vực tầng 1 và thường được thiết kế liên thông với phòng bếp. Nên khi thiết kế bạn cần chú ý phân bố không gian hợp lý để phân tách các khu vực chức năng khoa học mang lại sự riêng tư cần thiết mà vẫn đảm bảo hài hòa tổng thể.

Các mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống phổ biến hiện nay

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống phổ biến sau đây:

Thiết kế phòng bếp nhà ống liên thông phòng khách

Thiết kế phòng bếp liền phòng khách là một giải pháp vô cùng tiện lợi nên được ứng dụng ngày càng phổ biến trong không gian nhà ống. Sự kết hợp giữa hai khu vực tiếp khách và bếp nấu trong cùng một không gian mở. Không chỉ đem lại vẻ đẹp tươi mới, thú vị. Mà còn là giải pháp giúp tối ưu không gian mang lại cảm giác rộng rãi, thông thoáng để thuận tiện cho quá trình di chuyển và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, sự tinh tế trong cách thiết kế không gian bếp mở còn tạo được điểm nhấn độc đáo gia tăng vẻ đẹp hiện đại cho không gian. Hơn nữa, ngoài việc tiết kiệm diện tích thì giải pháp thiết kế này còn giúp bạn tiết kiệm chi phí xây dựng. Và việc thiết kế bố trí nội thất của cả hai khu vưc cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.

Khi thiết kế phòng bếp nhà ống liền phòng khách bạn có thể sử dụng các giải pháp ngăn cách thay thế tường ngăn hiệu quả và thông minh. Như dùng chính cầu thang thông tầng để làm điểm trung gian luân chuyển và ngăn cách giới hạn không gian. Như vậy, vừa giúp phân chia không gian hiệu quả lại vẫn đảm bảo sự hài hòa thoáng rộng cho cả hai khu vực.

Thiết kế phòng khách liền bếp là một phương án tối ưu cho nhà ống để đảm bảo sự tiện nghi, rộng rãi và tạo nên một không gian sống sum họp, ấm cúng cho cả gia đình.

Thiết kế phòng bếp nhà ống tích hợp cùng phòng ăn

phòng bếp kết hợp phòng ăn
Phòng bếp tích hợp cùng phòng ăn tiện dụng

Đây là một giải pháp được rất nhiều gia chủ ưa chuộng và ưu tiên sử dụng cho nhà ống. Bởi việc thiết kế phòng bếp tích hợp phòng ăn không chỉ giúp tiết kiệm diện tích. Mà còn rút ngắn khoảng cách tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển từ khu vực nấu nướng đến bàn ăn. Đồng thời, cách thiết kế này còn giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng trò chuyện, hỗ trợ nhau để gắn kết tình cảm.

Tuy nhiên, khi thiết kế phòng bếp theo cách này bạn cần chú ý đặc biệt đến hệ thống hút mùi và thoáng khí. Để tránh mùi thức ăn dầu mỡ khiến không khí trở nên ngột ngạt gây khó chịu cho người ngồi dùng bữa.

Thiết kế phòng bếp nhà ống có kết nối giếng trời

Không gian phòng bếp nhà ống vốn thường chật chội, bí bách vì khó có thể bố trí nhiều cửa sổ. Vì vậy, thiết kế phòng bếp có kết nối giếng trời chính là một giải pháp hiệu quả cho không gian nhà ống. Với cách thiết kế này bạn có thể lấy được tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên để giúp căn phòng sáng rộng hơn. Đồng thời, còn mang lại sự thông thoáng để không khí dễ dàng lưu thông từ đó hạn chế đối đa được mùi thức ăn và khói bụi gây khó chịu trong phòng.

Ngoài ra, với cách thiết kế này bạn hoàn toàn có thể bố trí thêm vài chậu cây cảnh để tạo điểm nhấn giúp không gian có thêm sức sống và hứng khởi.

Những yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế phòng bếp nhà ống

Để thiết kế được một không gian phòng bếp nhà ống hoàn hảo đáp ứng cả yếu tố thẩm mỹ, tiện nghi và phong thủy thì nhất định bạn cần chú ý những yếu tố sau:

Hướng phòng bếp

Hướng bếp là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc căn bếp của bạn có hợp phong thủy hay không. Vì vậy, khi thiết kế không gian phòng bếp bạn cần lưu tâm đến hướng thiết kế:

  • Tránh đặt bếp ngược với hướng nhà bởi đây là hướng không thuận về phong thủy dễ gây xung đột trong gia đình.
  • Không thiết kế khu bếp nhìn thẳng ra cửa chính bởi trong phong thủy bếp thuộc hành hỏa nên khi thiết kế nhìn thẳng ra cửa sẽ khiến chủ nhân dễ nóng nảy ảnh hưởng đến không khí gia đình. Và còn dễ dẫn khí xông thẳng vào bếp ảnh hưởng đến tiền tài và sức khỏe của gia chủ.
  • Không đặt bếp gần phòng ngủ dễ bị ám mùi và hấp thụ nhiệt nóng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của gia chủ.
  • Không đặt bếp đối diện nhà vệ sinh: dễ ảnh hưởng bởi mùi tạp khí gây khó chịu. Và để tránh vi khuẩn từ nhà vệ sinh làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dùng.
  • Đặt hướng bếp hạn chế góc nhọn chĩa thẳng bởi như vậy dễ làm ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Phong cách thiết kế

Cũng giống như những không gian khác, khi thiết kế phòng bếp nhà ống bạn cũng cần chọn một phong cách thiết kế chủ đạo thật phù hợp để hướng tới. Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế nhà bếp khác nhau như phong cách hiện đại, tối giản, cổ điển, tân cổ điển, địa trung hải, Bắc Âu… Mỗi phong cách mang một đặc trưng cùng vẻ đẹp thẩm mỹ khác nhau và phù hợp với từng không gian cụ thể.

Tuy nhiên, với phòng bếp nhà ống khá hạn chế về diện tích thì những phong cách hướng đến sự đơn giản sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả như phong cách thiết kế hiện đại hoặc tối giản.

Khi thiết kế không gian phòng bếp theo phong cách tối giản bạn sẽ hoàn toàn khắc phục được những hạn chế về diện tích và khuyết điểm của không gian kiến trúc nhà ống. Bởi cách thiết kế này hướng đến việc tối ưu không gian tuyệt đối và hướng công năng để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng. Mang đến sự tiện nghi hoàn hảo trong một không gian được xử lý thoáng rộng nhất có thể.

Khi thiết kế không gian phòng bếp tối giản bạn cần học cách buông bỏ những thứ không cẩn thiết. Tiết chế “lòng tham” để không xa đà, ôm đồm quá nhiều đồ đạc. Mà chỉ tập trung bằng lòng với những món đồ thật sự thiết yếu để biến không gian trở nên đẹp hơn, tiện nghi và thoáng rộng hơn.

Khi bước vào không gian phòng bếp nhà ống được thiết kế theo phong cách tối giản bạn sẽ thấy ngay sự gọn gàng, sạch sẽ với những món đồ tiện dụng được sắp xếp khoa học, hợp lý đúng tiêu chí “ít mà chất lượng”. Để mang đến một không gian sinh hoạt tiện nghi, thoải mái nhất có thể trong chính phần diện tích eo hẹp vốn có của nó. Đặc biệt, trong không gian này không hề có chỗ cho những món đồ dư thừa mà chỉ giữ những đồ dùng thường xuyên sử dụng mỗi ngày.

Chính vì vậy, phong cách tối giản luôn là lựa chọn hàng đầu được các gia chủ tin tưởng ứng dụng thiết kế phòng bếp nhà ống.

Phối hợp màu sắc

Màu sắc là yếu tố quan trọng cần chú ý khi thiết kế phòng bếp nhà ống. Bởi nó không chỉ là yếu tố tác động trực tiếp đến thị giác của người dùng và làm nên diện mạo thẩm mỹ cho không gian. Mà nó còn là yếu tố tác động đến phong thủy để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Vì thế, khi thiết kế phòng bếp nhà ống bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng màu sơn tường, màu sắc của thiết bị đồ nội thất để đảm bảo sự hài hòa tổng thể.  Cần phối hợp khoa học dựa theo các nguyên tắc phối màu cơ bản. Tránh việc lạm dụng quá nhiều màu sắc làm không gian càng thêm rồi mắt và phá vỡ tính thẩm mỹ căn phòng.

Để tạo sự ấm cúng và thoáng rộng cho không gian này bạn nên ưu tiên lựa chọn những gam màu trung tính nhẹ nhàng như gam màu kem, trắng, be, vàng nhạt…Tránh những gam màu tối hoặc màu nóng khiến căn phòng càng thêm bức bối và tù túng hơn.

Cùng với đó, để đảm bảo yếu tố phong thủy thì bạn cần chọn những gam màu tương sinh hợp với bản mệnh của gia chủ giúp mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Như người mệnh kim nên chọn màu trắng, xám ánh kim và có màu sắc tương sinh là màu vàng vì thổ sinh kim… Và đừng quên “nuông chiều” sở thích của bản thân bằng việc chọn những gam màu yêu thích phù hợp nhất.

Khi dung hòa được các yếu tố sở thích, sự hài hòa thẩm mỹ và phong thủy thì đảm bảo bạn có thể phối hợp màu sắc hoàn hảo nhất cho không gian phòng bếp nhà ống của mình.

Lựa chọn nội thất tối ưu

thiết kế nội thất cho phòng bếp nhà ống
Thiết kế tủ bếp chữ I sát trần tiện dụng tối ưu không gian

Thiết kế phòng bếp nhà ống luôn cần tận dụng tối đa không gian sử dụng và tối ưu diện tích để có thể tạo sự thoải mái tối đa cho gia đình sinh hoạt. Vì thế, việc lựa chọn đồ nội thất cần đề cao sự đơn giản, gọn nhẹ và hướng công năng để vừa đáp ứng sự tiện nghi mà vẫn đảm bảo sự thẩm mỹ và rộng rãi cho căn phòng.

Do đó, những thiết kế tối ưu không gian như các mẫu tủ bếp chữ I, chữ L được thiết kế sát trần sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho không gian này. Bởi với kết cấu góc đơn giản sẽ giúp bạn tận dụng triệt để phần góc chết của căn phòng để bố trí từ đó tiết kiệm diện tích mặt sàn để lại lối đi thoáng rộng và các khoảng không sử dụng cho hoạt động sinh hoạt khác. Ngoài ra, việc thiết kế sát trần sẽ giúp gia tăng không gian lưu trữ bằng cách tận dụng chiều cao của căn nhà. Như vậy gia đình bạn có thêm không gian cất trữ đồ đạc thoải mái để căn phòng luôn được gọn gàng, ngăn nắp mà không hề tốn thêm diện tích bố trí tủ đồ.

Cùng với đó, hãy tập trung đầu tư vào các thiết bị, đồ dùng nhà bếp thông minh tích hợp nhiều chức năng linh hoạt trong cùng một sản phẩm. Để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau mà chỉ cần đầu tư tiền bạc và diện tích bố trí cho duy nhất một sản phẩm.

Ngoài ra, việc lựa chọn kích thước đồ nội thất cần căn cứ vào diên tích thực tế của căn phòng. Tránh chọn những đồ dùng có kích thước quá lớn chiếm không gian làm căn phòng càng thêm chật chội và ngột ngạt hơn. Thay vào đó, nên cân nhắc các sản phẩm nhỏ gọn, thiết kế đơn giản vừa vặn với không gian để dễ dàng bố trí hợp lý tạo sự thông thoáng cần thiết cho căn bếp.

Bố trí không gian khoa học

Việc bố trí không gian khoa học sẽ quyết định rất lớn đến diện mạo và sự tiện nghi của căn phòng. Với không gian hẹp ngang lại có diện tích không quá lớn như phòng bếp nhà ống thì bạn càng cần phải chú ý và tính toán kỹ lưỡng để bố trí nội thất sao khoa học và gọn gàng nhất.

Hãy sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc của căn phòng. Chú ý kê sát tường để tận dụng tối đa mặt sàn và tạo được khoảng không rộng rãi nhất dánh cho sinh hoạt. Bạn nên lựa chọn thiết kế tủ bếp chữ L hoặc chữ I để tiết kiệm diện tích mà vẫn đáp ứng đầy đủ tính năng cất trữ đồ, nấu nướng và cả khu vực rửa bát.

Phần không gian còn lại sẽ dùng để bố trí bàn ăn với kích thước bàn và số lượng ghế phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Và đảm bảo vừa vặn với không gian để có lối đi lại thông thoáng giúp việc di chuyển, sinh hoạt được dễ dàng.

Đặc biệt, việc bố trí không gian phòng bếp cần đảm bảo nguyên tắc tam giác vàng giữa khu vực bếp nấu – bổn rửa – khu lưu trữ. Chú ý khoảng cách hợp lý để người nội trợ thuận tiện nhất khi nấu nướng giúp công việc bếp núc của gia đình luôn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Ánh sáng và thông gió

Ánh sáng là yếu tố xúc tác tuyệt vời trong việc giải phóng không gian chật hẹp và giúp cho mọi vật trở nên lung linh và rực rỡ hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, khi thiết kế phòng bếp nhà ống bạn cần tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên và phát huy tối đa công năng của nguồn sáng nhân tạo để hô biến không gian phòng bếp nhà ống trở nên thoáng rộng và tiện nghi bất ngờ.

Trước tiên, hãy chú ý thiết kế cửa sổ lớn, cửa hậu hoặc giếng trời nếu có thể. Và ưu tiên sử dụng chất liệu kính cho không gian này để có thể lấy được nguồn ánh sáng thiên nhiên tràn hòa nhất cho căn phòng. Và đừng quên sử dụng các loại đèn chiếu sáng, đèn trang trí để cung cấp ánh sáng sinh hoạt và làm đẹp cho không gian. Nên ưu tiên sử dụng các tone đèn vàng để giúp căn phòng thêm ấp cúng, sáng trọng. và đừng quên sử dụng đèn nhấn cho từng khu vực như bếp nấu hoặc bàn ăn… để thuận tiện sinh hoạt và tạo sự nhấn nhá nổi bật cho không gian.

Cũng với đó, hãy chú ý đến hệ thống hút mùi và thông gió cho căn phòng. Bởi không gian chật hẹp sẽ khiến mùi thức ăn, mùi dầu mỡ quanh quẩn trong nhà khiến không gian càng thêm ngột ngạt gây khó chịu cho người dùng. Vì vậy, đừng quên thiết kế hệ thống thông gió và đầu tư máy hút mùi hiện đại để khắc phục vấn đề này giúp không gian phòng bếp luôn được thoáng rộng, trong lành.

Hy vọng những chia sẻ của Đồ Gỗ Phạm Gua có thể giúp bạn thiết kế được một không gian phòng bếp nhà ống lý tưởng cho riêng mình. Mọi nhu cầu mua sắm nội thất phòng bếp quý vị có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ chi tiết. Hàng ngàn các sản phẩm tủ bếp, bàn ăn với đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng vượt trội của chúng tôi đang chờ đón bạn. Chắc chắn sẽ không làm quý vị phải thất vọng.