Gỗ sao là loại gỗ gì? Có tốt hay không? Cây gồm mấy loại có đặc tính và ứng dụng ra sao? Luôn là những câu hỏi được rất nhiều người yêu thích gỗ tự nhiên quan tâm. Vậy để giải đáp những thắc mắc này cho bạn đọc, Đỗ Gỗ Phạm Gia sẽ tổng hợp tất tật những thông tin hữu ích bạn cần biết về cây gỗ sao trong bài viết ngay sau đây.
Gỗ sao là gỗ gì?
Gỗ sao được khai thác từ cây sao là cây gỗ quý có tên khoa học là Hopea thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) là chi thực vật gồm 104 loài sinh trưởng.
Gỗ sao được xếp vào nhóm II hoặc nhóm III trong bảng phân loại gỗ Việt Nam tùy theo từng chủng loại gỗ. Tuy không phải là loại gỗ thuộc top cực kỳ quý hiếm và là cái tên không mấy quen thuộc. Nhưng gỗ sao vẫn mang nhiều đặc tính vượt trội trở thành loại gỗ tuyệt vời được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Đặc điểm sinh thái và nơi phân bố của cây gỗ sao?
Cây gỗ sao ưa khí hậu nắng nóng và khô nên thường mọc chủ yếu ở ven các vùng núi, vùng đất đồi hoặc ở trên mỏm các ngọn núi đá cao, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Cây thường mọc ở những nơi có độ dốc cao để tránh mưa gió hay bão quật đổ.
Những nơi có điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng phù hợp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi sẽ cho ra chất lượng gỗ đồng đều có độ cứng và vẻ đẹp thẩm mỹ cao.
Với đặc tính ưa nắng và thoáng gió nên cây gỗ sao sinh trưởng tự nhiên và được trồng ở nhiều nước trên thế giới như khu vực Sri Lanka và miền nam Ấn Độ đến Nam Trung Hoa, New Guinea và ở Châu Á trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam cây sao phân bố nhiều ở khu vực Tây Nam Bộ và nhiều nhất ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kom Tum…Và ở các vùng khu vưc Thái Nguyên thường có những cây gỗ sao chất lượng tốt hơn hẳn so với các khu vực khác.
Đặc điểm hình thái nhận dạng cây gỗ sao trong tự nhiên?
Cây gỗ sao là cây thân gỗ thằng thuôn dài có chiều cao trung bình từ 20 – 40m, nhiều cây cao đến 50m hoặc hơn, đường kính thân khoảng 80 – 100cm, có những cây cổ thụ lâu năm đạt đường kính hơn 3m.
Thân cây thường có vết nứt dọc theo thớ, tán lá rậm hình chóp, cành nhánh to daif mọc thẳng đứng có màu xanh nhạt khi cây còn non và chuyển màu nâu khi cây già. Lá cây hình trái xoan thuôn dài khoảng 7 – 17 cm rộng 5 – 9cm, mặt trên lá có màu vàng bóng, mặt dưới mịn. Đáy lá tròn và đỉnh nhọn ngắn, gẫn chính rõ có 7 – 10 đôi gân phụ và các nách gân có các túm lông nhỏ.
Hoa sao mọc thành chùm với khoảng 11 – 12 nhánh, mỗi nhánh sẽ có 4 – 6 hoa trắng nhỏ như hình ngôi sao.
Ưu nhược điểm của gỗ sao
Gỗ sao không phải gỗ quá quý hiếm nhưng vẫn được đánh giá là một loại gỗ chất lượng tốt và được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất.
Ưu điểm
- Gỗ sao có đường kính thân lớn, thớ gỗ chắc chắn liề mạch nên dễ dàng sử dụng để sản xuất các sản phẩm với đa dạng kích thước dù nhỏ hay lớn.
- Gỗ có nhiều chủng loại với những đặc tính vượt trội riêng tạo sự khác biệt mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Gỗ sao có dầu nhựa nên khi để lâu vẫn có độ co ngót thấp gỗ thẳng giúp đảm thiểu tình trạng co rút biến dạng dưới tác động của điều kiện nhiệt độ và thời tiết. Đồng thời, gỗ có khả năng chịu lực tốt, ít cong vênh đem lại thời gian sử dụng lâu dài có thể lên đến 50 năm.
- Gỗ có độ bền cao chịu được các tác động xấu từ điều kiện thời tiết như nắng hay mưa gió
- Gỗ sao có gam màu và đường vân đa dạng theo từng chủng loại nhưng đều đạt độ sắc nét và bắt mắt mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao đầy sang trọng cho các sản phẩm đồ gỗ.
- Chất gỗ chứa tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống lại sự xâm nhập của côn trùng, mối mọt và chống thấm nước cao. Trọng lượng gỗ tương đối nhẹ và có tính dẻo dai nên chịu được tác động khi gia công sản xuất và sử dụng.
- Chất gỗ tự nhiên có mùi hương dễ chịu đảm bảo an toàn với sức khỏe người dùng.
Nhược điểm
Do gỗ có dầu nên khó sấy khô và gia công cắt gọt. Vì vậy, cần được sản xuất cẩn thật để tránh tình trạng nứt vỡ khiến bề mặt không phẳng mịn.
Đặc tính riêng của từng loại gỗ sao
Gỗ sao là loại cây có đa dạng chủng loại, mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng. Trên thị trường gỗ hiện nay thường chia thành 5 loại gỗ sao là sao đen, sao vàng, sao xanh, sao đỏ, sao cát.
Gỗ sao đen
Cũng là gỗ sao những gỗ sao đen được xếp vào nhóm II khai thác từ cây sao đen với đặc trưng là lớp vỏ cây màu nâu đen nứt dọc thành các miếng dày và xù xì. Cây có kích thước lớn và được khai thác chủ yếu để lấy gỗ.
Gỗ sao đen còn được dân địa phương gọi là Mạy Khen Hua hay cây Mạy Thong, có tên tiếng anh là Hopea Odorata thuộc họ dầu bộ bông Malvales. Phần bố ở Việt Nam, ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia.
Gỗ sao đen có màu vàng nhạt hơi xám, phần dác gỗ có màu sáng hơn. Đây là loại gỗ quý chất gỗ cứng, có khả năng chống mối mọt nên được ứng dụng rất rộng rãi, không chỉ dùng sản xuất đồ nội thất, làm sàn nhà, đóng toa xe mà còn được ưa chuộng để đóng tàu, thuyền đi biển hay phà qua sông…
Phần vỏ cây sao đen chưa nhiều tatin nên được sử dụng làm thuốc chữa viêm lợi, đau răng, áp xe, làm bền răng. Nhựa của cây dùng làm vecni sử dụng trong công nghệ sơn và dùng thuốc để cầm máu. Xưa các cụ còn sử dụng vỏ cây sao để ăn trầu thay cho vỏ chay. Ngoài ra, cây sao đen có kích thước cao to, tán lá rộng và đẹp nên còn được trồng với mục đích tạo bóng mát cho đường phố hay các công trình lớn.
Gỗ sao vàng
Gỗ sao vàng là loại gỗ thuộc nhóm III, thịt gỗ có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, với vân gỗ đẹp, liền lạc. Chất gỗ chắc chắn, co rút ít khó bị tách gỗ và cong vênh nên thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất.
Để có thể thu hoạch được khối gỗ đảm bảo chất lượng, đạt độ cứng và có vẫn gỗ sắc nét đẹp mắt thì cây sao vàng cần phải có tuổi thọ khá dài từ 50 – 60 năm, chính vì vậy mà giá trị kinh tế của gỗ sao vàng cũng rất cao.
Gỗ sao xanh
Gỗ sao xanh còn có tên gọi khác là sao lá mía, có tên khoa học Homalium caryophyllaceum Benth. Được xếp vào nhóm II – các loại gỗ nặng cứng với độ bền cao và tỷ trọng lớn trong bảng phân loại gỗ Việt Nam cùng nhóm với các loại gỗ quý khác như lim xanh, đinh vàng, nghiến…
Gỗ sao xanh khá mịn, thớ thẳng và chặt chẽ, thường có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ thủy thuộc vào đặc điểm khí hậu và thổ những vùng đất mà cây sinh trưởng. Để phân biệt gỗ sao xanh người ta thường căn cứ vào màu vân gỗ và phần dác lõi.
Cây sao xanh phân bố chủ yếu ở khu vực Thái Nguyên trở vào đến Ninh Thuận và tập trung nhiều ở Kom Tum, Gia Lai. Ngoài ra, còn phân bố tự nhiên ở Malaysia, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ…
Gỗ sao cát
Gỗ sao cát có đặc tính gần giống gỗ sao đen nhưng cây gỗ thường lớn hơn và vỏ cây có màu nâu. Cây gỗ sao cát được tìm thấy và đánh giá là cây gỗ sao to nhất Việt Nam tại huyện Kbang, Gia Lai.Cây cao trên 50m và có đường kính khoảng 8m với trữ lượng gỗ hơn trăm khối. Gỗ có chất lượng chắc chắn, độ mịn cao vì vậy thường được dùng để đóng tàu thuyền.
Gỗ sao đỏ
Gỗ sao đỏ có phần dác lõi rất rõ ràng, gỗ có màu nâu vàng đẹp mắt, thớ gỗ thẳng đều với bề mặt mịn. Kết cấu bên trong chặt chẽ có chứa dầu nhựa nên không dễ bị cong vênh, co rút do lực tác động, đồng thời gỗ có sức chống tách cao nên được sử dụng nhiều trong công nghệ đóng tàu biển.
Mỗi loại gỗ sao có đặc tính và độ quý hiếm riêng vì vậy giá trị của chúng cũng chênh lệch nhưng đều được đánh giá là loại gỗ có giá thành cao. Vì vậy, hãy cân nhắc đến điều kiện tài chính và sở thích của gia đình để lựa chọn các sản phẩm từ loại gỗ phù hợp.
Gỗ sao được ứng dụng ra sao?
Gỗ sao được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như sản xuất nội thất, y dược, đóng tàu, tạo cảnh quan…
- Sản xuất nội, ngoại thất: gỗ sao được sử dụng nhiều để sản xuất các sản phẩm nội thất gia đình như bàn ghế phòng khách, sập, phản, tủ quần áo, cửa gỗ hay cầu thang. Trong đó, gỗ sao vàng được sử dụng phổ biến nhất để làm nội thất.
- Ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu: gỗ sao có kích thước lớn, gỗ lại chưa tinh dầu nên hạn chế mối mọt và chống thấm nước tốt, không mục nát nên được ưu tiên sử dụng để chế tác các loại tàu thuyền đi biển hoặc phà, thuyền trong vùng sông nước.
- Ứng dụng trong y dược: nhựa sao đen có tác dụng săn da, làm chắc chân răng, càm màu nên dùng chữa viêm lợi, áp xe lợi và trị bệnh sâu răng.
- Ngoài ra, nhựa cây còn được dùng làm vecni trong ngành công nghiệp sơn và công nghiệp thuốc ảnh. Và được trồng làm cây cảnh, cây tạo bóng mát và làm tăng vẻ đẹp mỹ quan cho các khu đô thị hay cảnh quan đường phố.
Sử dụng loại sơn nào tốt cho các sản phẩm gỗ sao?
Để giữ được độ bền của cốt gỗ mà giữ màu sáng đẹp như ban đầu khi chế tác sản phẩm hoàn thiện từ gỗ sao sẽ được sơn phủ bề mặt nhiều lớp. Trên thị trường hiện nay có rất nhều loại sơn phủ khác nhau để phục vụ cho việc chế tác đồ nội thất từ các chất liệu khác nhau. Nổi bật nhất phải kể đến là sơn PU và sơn dầu.
- Ưu điểm nổi bật của sơn Pu là có độ bám dính và độ uốn tốt, hàm lượng chất rắn cao. Nên đảm bảo sơn pu không bị phai màu, chống ẩm và chịu nước tốt. Tuy nhiên, loại sơn này lại có khả năng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời thiết khắc nghiệt không cao.
- Sơn dầu thường có bóng nhẹ và có thể khắc phục nhược điểm của sơn Pu nên có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt với độ bền tương đối cao. Nên có thể hạn chế tối đa tình trạng gỗ bị trầy xước do va đập và dễ dàng vệ sinh lau chùi khi bị bám bẩn. Chất sơn dầu có thể dễ dàng thấm sâu vào từng thớ gỗ giúp bảo vệ và ngăn cản sự hư hại từ bên trong. Đặc biệt, chất liệu sơn dầu cao cấp là chất phủ tự nhiên nên rất an toàn với sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về chất liệu gỗ sao. Để giúp bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt có nên chọn các mẫu nội thất từ chất liệu gỗ sao cho gia đình mình hay không? Nếu còn đang phân vân và cần tư vấn thêm về các sản phẩm gỗ sao, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Đồ Gỗ Phạm Gia để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nhé!