Tầm quan trọng của việc sấy gỗ và các phương pháp sấy phổ biến hiện nay

sấy gỗ

Gỗ tự nhiên tươi luôn có một độ ẩm nhất định và lượng nước tồn tại này sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất của gỗ. Nên không thể gia công và hoàn thiện được các sản phẩm chất lượng. Vì vậy, để độ ẩm giảm xuống một lượng thích hợp thì gỗ nguyên liệu cần trải qua quá trình sấy theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước khi được ứng dụng sản xuất.

Việc sấy gỗ sẽ giúp giảm trọng lượng, tăng cường độ bền và khả năng chống lại sự xâm hại của nấm mốc, mối mọt và hạn chế sự cong vênh, co ngót. Vậy để hiểu hơn về quy trình sấy gỗ và tầm quan trọng của quy trình này hãy cùng Đồ Gỗ Phạm Gia theo dõi bài viết ngay sau đây.

Quá trình sấy gỗ là gì? Việc sấy gỗ phụ thuộc vào yếu tố nào?

Sấy gỗ là một quá trình quan trọng hàng đầu quyết định trực tiếp đến chất lượng gỗ. Đây chính là việc làm khô gỗ để giảm đi một phần đáng kể độ ẩm giúp gỗ ổn định cả về hình dạng và kích thước theo thời gian. Chính vì vậy, gỗ sấy đã trở thành lựa chọn hoàn hảo để dùng làm gỗ nguyên liệu cho các dự án chế biến sản xuất đồ gỗ.

Khi sử dụng, gỗ sẽ tương tác với môi trường bằng cách loại bỏ hoặc tiếp tục hấp thụ độ ẩm cho đến khi đạt được độ ẩm cân bằng. Tùy vào trường hợp loại bỏ hay hấp thụ mà gỗ sẽ bị co lại hoặc phồng lên, điều này sẽ khiến gỗ bị hư hỏng. Do đó,việc sấy khô gỗ là nhằm mục đích đạt được sự cân bằng độ ẩm cho gỗ, giúp gỗ ổn định và hạn chế tối đa khả năng xuất hiện các vết nứt.

Gỗ tươi thường có độ ẩm khoảng 35% – 45% tùy thuộc vào loại gỗ. Và sau quá tình sấy khô độ ẩm này sẽ giảm đáng kể chỉ còn khoảng 12 – 15% tùy thuộc vào mục đích sử dụng:

  • Với các công trình xây dựng: 12% – 20%.
  • Dùng ngoài trời: 15% – 17%.
  • Sản xuất đồ nội thất: 8% – 12%.
  • Sản xuát nhạc cụ: 6% – 8%.
  • Gỗ nhiên liệu làm chất đốt: 20%

Việc sấy gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại gỗ sấy
  • Độ dày của ván
  • Độ ẩm ban đầu
  • Độ ẩm cuối cùng cần đạt
  • Phương pháp sấy

Tầm quan trọng của việc sấy gỗ

lò sấy gỗ
Lò sấy gỗ

“Tại sao phải sấy gỗ?” là câu hỏi rất phổ biến được đặt ra. Để trả lời câu hỏi này thì hãy cùng xem việc sấy gỗ mang lại lợi ích gì mà có tầm quan trọng như thế nào nhé!

Gỗ sau khi sấy sẽ đảm bảo kích thước ổn định để gia công

Gỗ tươi ở trạng thái tự nhiên mới khai thác vẫn còn chứa một lượng nước bên trong thớ gỗ. Vì vậy, nếu không sấy gỗ thì sau một thời gian lượng nước này sẽ được loại bỏ tự nhiên khiến kích thước của khối gỗ thường bị hụt đi so với kích thước ban đâu. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình gia công, sản xuất.

Nếu tấm gỗ không được sấy hoặc sấy không đúng tiêu chuẩn, không đúng cách thì đều không duy trì được kích thước cho gỗ. Do đó, việc sấy gỗ sẽ giúp tấm gỗ của bạn đạt đến độ ẩm cân bằng để kích thước ổn định hơn, giúp quá trình gia công được dễ dàng và chuẩn xác.

Nâng cao chất lượng gỗ, đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm

Gỗ sau khi được sấy sẽ cải thiện về cả đặc tính gỗ, chất gỗ sẽ đanh chắc, tốt hơn và còn không bị sâu mục. Từ đó đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau hoàn thiện, kéo dài được tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng tối đa.

Cùng với đó, việc sấy gỗ cũng giúp cho việc đánh nhẵn, hoàn thiện sản phẩm được dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian và công sức gia công hơn rất nhiều.

Giảm trọng lượng gỗ, giảm chi phí vận chuyển

Lượng nước trong gỗ tươi tương đối lớn vì vậy khiến khối gỗ rất nặng. Nhưng sau quá trình sấy đảm bảo tiêu chuẩn làm mất đi một lượng nước đáng kể. Vì vậy cũng khiến khối gỗ được nhẹ hơn. Từ đó cho ra các sản phẩm hoàn thiện với trọng lượng nhẹ hơn thuận lợi cho việc di chuyển, bố trí và còn tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Hạn chế tối đa tình trạng nứt nẻ, cong vênh hay nấm mốc, mối mọt cho sản phẩm

Sau thời gian sử dụng thì việc thoát hơi nước tự nhiên trong các sản phẩm gỗ tươi là không tránh khỏi. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng cong vênh, nứt nẻ hoặc bị nấm mốc làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ và giá trị sử dụng của sản phẩm cùng sức khỏe người dùng.

Nhưng khi gỗ đã được sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn bị sẽ giảm thiểu tối đa được tình trạng này giúp các sản phẩm luôn bền đẹp như mới.

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định việc sấy gỗ giữ vai trò vô cùng quan trọng không những giúp gia tăng chất lượng gỗ, đảm bảo độ bền cơ lý mang lại tuổi thọ bền bỉ cho sản phẩm. Mà còn giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cùng độ an toàn cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, sấy gỗ là một quá trình quan trọng tuyệt đối không thể bỏ qua.

Các phương pháp sấy gỗ phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp sấy gỗ để xử lý gỗ tươi hiệu quả. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào yêu cầu và từng loại gỗ mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp sấy phù hợp. Để có thể đảm bảo được chất lượng sấy cao nhất trong thời gian ngắn nhất và đạt hiêu quả sấy tốt nhất. Bạn có thể tham khảo các phương pháp phổ biến sau:

Phương pháp hong phơi tự nhiên

Là phương pháp sấy truyền thống từ xa xưa tận dụng chính nguồn năng lượng nhiệt của mặt trời làm bay hơi nước trong gỗ tươi. Phương pháp này có thể sấy gỗ đạt đến độ ẩm từ 15 – 20% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, loại gỗ hay kích thước khối gỗ.

Phương pháp hong phơi tự nhiên thường áp dụng cho các loại gỗ tơi có độ ẩm cao hoặc các loại gỗ khó sấy như gỗ cần sấy ở nhiệt độ thấp hay các loại gỗ khô chậm.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp sấy gỗ này là bạn hoàn toàn không cần đầu tư máy móc hay tốn chi phí cho năng lượng. Bởi bạn chỉ cần tận dụng thời tiết nắng để phơi gỗ.

Tuy nhiên, phương pháp hong phơi tự nhiên sẽ tốn nhiều thời gian (thời gian sấy có thể vài tháng hoặc đến vài năm), chiếm nhiều diện tích không gian đê hong và gỗ sẽ khô từ bên ngoài vào trong. Nên quá trình thoát ẩm chẩm và khó đưa gỗ chính xác về độ ẩm sử dụng mong muốn. Ngoài ra, sử dụng phương pháp này sẽ rất bị động vì phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Khi sử dụng phương pháp hong khô tự nhiên cần chú ý:

  • Gỗ cần được bố trí ở các vị trí cao, tiếp xúc với nắng gió tránh chướng ngại vật như bóng nhà cao tầng hay cây cối.
  • Nơi phơi nên là đất bằng phẳng và khô.
  • Xếp khoảng cách hợp lý, khoảng cách từ mặt đất lên khoảng 50 – 60cm.
  • Mái không vượt quá 0,5m so với các cạnh của chồng gỗ.
  • Ván có tiết diện khoảng 20mm x 30mm.
  • Bên trong ngăn xép các mảnh được đặt với khoảng cách lớn hơn ở cạnh.

Phương pháp sấy hơi quá nhiệt

Phương pháp sấy hơi quá nhiệt là việc sấy gỗ trong môi trường hơi nước có nhiệt độ lớn hơn 100˚C, thường phải cao hơn điểm sôi của nước, sấy ở 110˚C. Như vậy sẽ làm cho nước trong gỗ được chuyển hóa thành dạng hơi nước. Và sự chênh lệch áp suất lớn giữa tế bào gỗ với môi trường bên ngoài sẽ làm cho hơi nước được thoát ra ngoài.

Phương pháp sấy hơi ngưng tụ ẩm

Khi sử dụng phương pháp sấy hơi ngưng tụ ẩm, gỗ sẽ được đưa vào lò sấy. Sau đó không khí nóng và ẩm sẽ đi qua đống gỗ và phần lớn được hút qua dàn lạnh. Phần hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành nước và được đưa ra ngoài.

Không khí lạnh có hàm lượng ẩm thấp được làm nóng trở lại sẽ rất khô và đi quá đông gỗ để làm khô gỗ. Khi đi qua đống gỗ sẽ làm cho nước trong đống gỗ thoát ra làm không khí ấm trở lại. Quá trình sấy cứ tiếp tục lặp lại như vậy đến khi gỗ khô.

Phương pháp này thường áp dụng cho các loại gỗ cứng và dày yêu cầu sấy ở nhiệt độ thấp. Có ưu điểm là dễ dàng tự động hóa và gỗ sau sấy không đòi hỏi độ ẩm cuối cùng quá thấp và lượng tiêu thụ năng lượng thấp. Tuy nhiên phương pháp này còn hạn chế là năng suất sấy khá thấp, thời gian khô của gỗ lâu hơn và có nguy cơ gỗ bị nấm mốc và thay đổi màu sắc.

Phương pháp sấy cao tần

Phương pháp sấy cao tần là phương pháp sấy gỗ trong từ trường của dòng điện xoay chiều có tần số cao. Khi đó các phần tử mang điện chuyển động dưới sự ảnh hưởng của từ trường dòng điện xoay chiều có tần số cao. Đã hình thành chuyển động ma sát chuyển hóa thành nhiệt làm bốc hơi nước trong gỗ và làm gỗ khô dần dần.

Phương pháp sấy này đặc biệt phù hợp với các loại gỗ có kích thước, hình thù đa dạng, phước tạp. Và có ưu điểm rất lớn như thời gian sấy gỗ nhanh, tổn thất nhiệt ít mà chất lượng gỗ sấy rất được đảm bảo. Đồng thời, phương pháp này còn dễ dàng được cơ giới và tự động hóa.

Tuy nhiên, phương pháp này đỏi hỏi chi phí đầu tư lớn không phải cơ sở nào cũng có điều kiện đáp ứng.

Phương pháp sấy chân không

Phương pháp sấy chân không được thực hiện dựa trên nguyên lý sự phụ thuộc điểm sôi của nước và áp suất. Bằng cách làm gảm áp suất trong thiết bị chân không xuống đến mức áp suất mà nước trong gỗ bắt đầu sôi và bóc hơi. Khi đó sẽ tạo sự chênh lệch giứa áp suất trong gỗ với môi trường bên ngoài. Như vậy, sẽ làm cho lượng ẩm dịch chuyển từ bên trong ra bên ngoài bề mặt gỗ và tấm gỗ sẽ được khô dần dần.

Máy sấy chân không thường có kích thước không quá lớn thích hợp với các nhà máy vừa và nhỏ. Phù hợp để sấy các loại gỗ cứng có các lỗ rỗng phân bố đều như gỗ sồi.

Ưu điểm của phương pháp sấy chân không là giảm được thời gian khô của gỗ (lên đến 70%) và đem lại chất lượng gỗ tốt sau sấy.

Nhưng tồn tại nhược điểm: gỗ xếp chồng nặng, các miếng gỗ không được quá dày, khi sấy gỗ thường có các vết nứt ở đầu. Bị hạn chế công suất do lắp đặt càng lớn thì việc sấy gỗ càng không đều.

Phương pháp dùng lò sấy

Sấy gỗ bằng lò sấy là một trong những phương pháp sấy gỗ hiệu quả nhất hiện nay. Lò sấy sẽ được cung cấp nhiệt bằng hơi nước bào hòa, phần hơi nước bão hòa này thông qua bộ phận trao đổi nhiệt sẽ làm nhiệt độ của buồng sấy hay phòng sấy tăng lên.

Cùng với đó, lò sấy bằng hơi nước còn được trang bị hệ thống quạt giúp không khí trong lò được lưu thông dễ dàng làm tăng hiệu suất của quá trình truyền nhiệt. Và bộ phần sàn lo sấy thường được làm bằng bê tông, tường và cửa lò làm bằng các loại vật liệu chịu nhiệt vì vậy nhiệt lượng trong lò sấy không bị thoát ra bên ngoài.

Việc sấy gỗ bằng lò hơi mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn các phương pháp sấy khác như:

  • Gỗ nguyên liệu không tiếp xúc trực tiếp với chất đốt và khói nóng nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng và bề mặt gỗ sau sấy. Hạn chế được ruit ro cháy gỗ trong quá trình sấy.
  • Hơi nước là môi chất dẫn nhiệt nên trong lò nên dễ dàng điều chỉnh các thông số về lưu lượng, nhiệt độ, áp suất bên trong. Từ đó, khiến việc điều khiển, đo lường toàn bộ hệ thống lò sấy cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Phần buồng sấy được thiết kế tách biệt với lò đốt giúp việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại gỗ có hình dạng, kích thước và đặc tính khác nhau. Từ đó có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm tối ưu và tiết kiệm chi phí cho năng lượng tiêu thụ.
  • Sấy lò có hiệu suất cao lên đến 98%. Gỗ được sấy khô từ trong lõi nên đảm bảo không có hiện tượng nứt âm. Độ ẩm của gỗ sau khi hoàn thiện quá trình sấy có thể đạt 8% – 10% và chất lượng gỗ sau sấy luôn được đánh giá tốt.

Trên đây là những thông tin khái quát về các phương pháp sấy gỗ phổ biến hiện nay. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ vì sao gỗ trước khi sử dụng bắt buộc phải được sấy khô.

Đồng thời, bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích để bạn có thể chọn mua đúng các sản phẩm được xử lý tẩm sấy kỹ càng đảm bảo an tâm về chất lượng cùng tuổi thọ bền bỉ theo thời gian. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đón đọc các bài viết của Đồ Gỗ Phạm Gia.