Những điều có thể bạn chưa biết về chất liệu gỗ lát

gỗ lát

Dù không quá quen thuộc nhưng gỗ lát vẫn là một dòng gỗ quý ở cả Việt nam và trên Thế Giới. Loại gỗ này sở hữu nhiều đặc tính vượt trội nên luôn được giới chơi gỗ yêu thích. Tuy nhiên cũng không ít khách hàng vẫn còn thắc mắc gỗ lát là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy và có tốt hay không? Vậy hãy cùng Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Gỗ lát là gỗ gì? Phân bố ở đâu?

Gỗ lát có tên khoa học là Chukrasia là dòng gỗ thuộc nhóm cây họ xoan (Meliaceae), trong chi Lát, thuộc bộ Sapindales. Là loại gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao, thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ Việt Nam cùng với các loại gỗ quý như gỗ giáng hương, gỗ cẩm lai, gỗ gụ, gỗ gõ đỏ…

Gỗ lát là loại gỗ tự nhiên sinh trưởng và phát triển phổ biến  và có nguồn gốc ở các nước Châu Á như Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ…Và được nhân giống trồng nhiều ở các nước Nam Phi, Hoa kỳ, Cameroon, Costa Rica, Puerto Rico…

Ở Việt Nam, loại gỗ này phân bố chính ở các tỉnh thành phía Bắc trải dài từ khu vực Lạng Sơn đến các tỉnh miền trụng như Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đặc điểm sinh trưởng và hính thái của cây gỗ lát

Gỗ lát là cây ưa sáng sóng lâu năm, giai đoạn cây con thì ưa bóng.  Có đặc điểm sinh trưởng nhanh trong 10 năm đầu và sau thời gian đó sinh trưởng khá chậm. Loại gõ này thường phát triển ở các khu rừng hỗn giao lá rộng thường xanh hoặc rừng rụng lá và cũng thường mọc rải rác ở các thảm thực vật thưa thớt. Phân bố ở khu vực nút đất hoặc núi đá vôi có độ cao 300 – 1600m.

Cây gỗ lát là cây thân gỗ thẳng có chiều cao trung bình từ 20 – 30m và đường kính thân khá lớn. Cây gỗ có tuổi đời càng cao thì càng cho gỗ chất lượng với thớ gỗ mịn và đường vân gỗ dày đẹp mắt. Gốc cây có bạnh vè lớn, vỏ cây màu nâu nhạt có vết nứt dọc, cành rậm rạp. Cành non có màu đỏ nâu và có lớp lông mịn.

Lá cây lát là lá kép lông chim một lần chẵn mọc cách, kích thước lá dài từ 30 – 50cm. Có hoa màu trắng kem hoặc vàng nhạt kích thước từ 1,2 – 1,5cm và có mùi thơm nhẹ. Quả có hình bầu dục hoặc hình cầu màu xám vàng đến nâu gỗ có kích thước từ 3,5 – 4cm được phân thành các ô, mỗi ô sẽ chứa hạt.

Cây có nhựa màu vàng trong suốt được sử dụng cho ngành công nghiệp. Vở cây và lá chứa 15 – 22% tinh màu dùng làm chất nhuộm sợi vải.

Ưu nhược điểm của gỗ lát

Cũng giống như các loại gỗ tự nhiên khác gỗ lát có những đặc tính riêng tạo thành ưu nhược điểm làm nên giá trị của gỗ:

Ưu điểm

Gỗ lát được xếp vào nhóm I các loại gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao thì chắc chắn loại gỗ này phải có rất nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Mang lại vẻ đẹp thảm mỹ cao: gỗ lát có màu nâu đỏ vô cùng đẹp mắt với phần tâm và dác gỗ có màu ánh hồng độc đáo. Đường vân dày dặn và đồng đều phân bố khắp trên bề mặt gỗ cùng thớ gỗ mịn màng, mướt tay. Đã mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ vượt trội cho các sản phẩm cế tác từ loại gỗ này. Màu sắc của gỗ lát còn rất bền đẹp cùng thời gian nên có thể duy trì vẻ đẹp thẩm mỹ vốn có như ban đầu.
  • Gỗ lát có chất lượng và độ bền cao: sở hữu chất gỗ đặc cứng nên có khả năng chống va đập khá tốt giúp mang lại độ bền cao và tuổi thọ lâu dài.
  • Tuy đặc cầm rất chắc tay nhưng gỗ lát lại có đặc tín dẻo dai, dễ uốn nắn nên giúp quá trình gia công, chạm khắc các họa tiết cầu kỳ, tinh xảo trên loại gỗ này được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đó mang lại diện mạo sinh động, ấn tượng cho các sản phẩm nội thất gỗ lát.
  • Gỗ lát trước khi đưa vào sản xuất đều được sơ chế và xử lý tầm sấy kỹ càng. Nên có thể hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, nứt nẻ do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường gây ra. Đồng thời, gỗ có khả năng chống mối mọt tốt mang lại chất lượng đảm bảo cho sản phẩm.
  • Đặc tính gỗ cứng nên ít bắt lửa, khó bị cháy ở nhiệt độ cao. Và còn sở hữu đặc tính chống chịu nước và độ ẩm tương đối hiệu quả nên có thể sử dụng làm cửa ra vào hoặc cửa phòng tắm, phòng vệ sinh.
  • Chất liệu gỗ lát có thể ứng dụng cho mọi không gian và phù hợp với các phong cách kiến trúc khác nhau từ đơn giản, hiện đại với đa dạng kiểu dáng màu sắc đến các mẫu cổ điển, tân cổ điển thiên về truyền thống, sang trọng. Do vậy, loại gỗ này được người dùng rất yêu thích và lựa chọn.
  • Gỗ lát là gỗ tự nhiên có tinh dầu và nhựa cây có mùi thơm dễ chịu nên đặc biệt an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện môi trường.

Nhược điểm

Dù sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội và hữu ích nhưng gỗ lát vẫn còn tồn tại hạn chế về giá thành. Bởi nguồn gỗ lát ngày càng khan hiếm nên giá thành gỗ bị đẩy cao so với mặt bằng chung do vậy không phải ai cũng có điều kiện sở hữu các sản phẩm từ dòng gỗ quý này.

Tuy nhiên, nhìn vào những đặc tính và lợi ích mà nó mang lại thì chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định đây là một dòng gỗ tốt xứng đáng được lựa chọn để làm đồ nội thất cho mọi gia đình.

Phân loại gỗ lát và đặc tính riêng của từng loại

Trên thị trường hiện nay có 5 loại gỗ lát là gỗ lát hoa, gỗ lát chun, gỗ lát khét, gỗ lát xoan, gỗ lát Nam Phi, mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng như sau:

Gỗ lát hoa

Gỗ lát hoa được khai thác từ cây lát hoa là loại cây thân gỗ có tên khoa học là Chukrasia Tabularis, thuộc họ xoan. Cây có kích thước trung bình thân thẳng cao khoảng 25m phần gốc có bạch vè lớn. Vỏ cây có màu nâu nhạt chứa các vết rạn nứt. Phần lá kép hình lông chim, hoa có màu trắng kem.

Gỗ lát hoa được tìm thấy nhiều ở các khu rừng hỗn giao hay nơi thảm thực vật thưa thớt ở độ cao 600 – 1600m vùng núi đá vôi.

Loại gỗ này xuất hiện chủ yếu ở các nước Châu Á như Lào, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan…Chất gỗ đặc có đường vân dày nổi cuộn như mấy khói giống hình hoa ẩn hiện độc đáo, đẹp mắt. Nên thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất, làm ván ghép…

Gỗ lát chun

Gỗ lát chun là cây gỗ thuộc chi Lát, họ xoan có tên khoa học là Chukrasia Sp. Cây phân bố nhiều ở khu vực Châu Á, chủ yếu nhất ở Lào, Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc.

Loại gỗ này có trọng lượng trung bình, thớ gỗ chắc chắn và cứng được tẩm sấy chống co ngót, cong vênh hiệu quả. Và có khả năng chống mối mọt và nứt nẻ tốt. Đồng thời, gỗ lát chun có ưu điểm vượt trội về mặt thẩm mỹ bởi thớ gỗ chun mịn màng, sắc nét nhưng sở hữu đường vân vô cùng độc đáo, đa dạng với các vân nhỏ như chun chiếu, vẫn vừa cỡ đầu đũa và các vân lớn như tép bưởi. Nên nhìn tổng quan phần vân gỗ chun có những vệt vằn như da báo lạ mắt và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Gỗ lát có thân cây thẳng cao và đường kính khá lớn được ưa chuộng. Nhưng do tình trạng khai thác quá mức nên loại cây này ngày càng khan hiếm và có giá thành đắt đỏ.

Gỗ lát xoan

Gỗ lát xoan được khai thác từ cây lát xoan có chiều cao trung bình từ 20 – 30m, thân cây thằng có đường kính khoảng 100cm. Cây có lá kép hình lông chim với cuống dài 30 -40cm. Hoa thuộc loại lưỡng tính màu vàng nhạt có đài và tràng 5 cánh.

Đây là loại cây ưa sáng sinh trưởng chậm và thường phân bố ở những nơi mát mẻ. Ở Việt Nam, gỗ lát xoan được tìm thấy ở các tỉnh khu vực miền bắc và miền trung. Và thường được sử dụng để làm đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ trang trí…

Gỗ lát khét

Gỗ lát khét còn có tên gọi khác là xương mộc, cũng là gỗ lát nhưng loại gỗ này chỉ thuộc nhóm II trong bảng danh sách gỗ. Loại cây này thường phân bố nhiều ở Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan. Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện ở khu vực cao nguyên miền trung và đồng bằng.

Cây gỗ lát khét có thân thẳng tròn, vỏ dày nứt dọc. Dác gỗ có màu xám vàng, phần lõi màu nâu đỏ hoặc hồng cùng đường vân khá đẹp, sờ mặt gỗ mềm mịn nên rất phù hợp để chế tác đồ nội thất.

Gỗ lát Nam Phi

Gỗ lát Nam Phi là loại gỗ nhập khẩu năm trong nhóm I các loại gỗ quý hiếm chất lượng cao. Loại gỗ này rất bền có tính dẻo dai nổi bật hơn các loại gỗ lát khác trên thị trường.

Đồng thời, gỗ có tính ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, màu sắc gỗ đẹp mắt có những đường vân gỗ thưa sắp xếp đầy ngẫu hứng và nổi bật. Hiện nay, loại gỗ này rất được ưa chuộng và đang dần bị cạn kiệt.

Ứng dụng của gỗ lát

Với nhiều ưu điểm vượt trội nên gỗ lát được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống:

  • Sản xuất các mặt bàn nội thất gia đình rất được ưa chuộng như bàn ghế, giường ngủ, tủ bếp, bàn phấn…Với kiểu dáng đa dạng, màu sắc bắt mắt cùng đường vân sắc nét, độc đáo mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng cho không gian.
  • Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và điêu khắc tượng gỗ: làm lục bình, tranh gỗ, tượng gỗ vô cùng tinh xảo và bắt mắt để dùng trang trí không gian phòng khách, phòng thờ hay phòng làm việc.

Các sản phẩm làm từ chất liệu gỗ lát:

bàn ghế gỗ lát
Bàn ghế phòng khách gỗ lát
lục bình gỗ lát
Lục bình gỗ lát sang trọng bắt mắt
chiếu ngựa gỗ lát
Mẫu chiếu ngựa từ chất liệu gỗ lát vô cùng sang trọng, nổi bật

So sánh gỗ lát và gỗ gõ đỏ

Thường thì rấy ít người so sánh gỗ lát và gỗ gõ đỏ bởi cả 2 loại đều là dòng gỗ quý nhóm I có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên giá cả của 2 loại gỗ này có sự chênh lệch bởi gỗ lát trên thị trường thường được nhập khẩu từ các nước trong khu vực nên sẽ có mức chi phí thấp hơn đôi chút so với gỗ gõ đỏ nhập khẩu chủ yếu từ Nam Phi nên giá khá cao.

Gỗ gõ đỏ có màu đỏ tía hoặc đỏ sậm tự nhiên càng sử dụng lâu gỗ càng nên màu rực rỡ, phần vân gỗ vàng xen lẫn dác gỗ đen với kích thước đường vân lớn độc đáo. Nên rất thích hợp với các không gian kiến trúc mang phong cách tân cổ điển hoặc cổ điện sang trọng. Chất gỗ rắn chắc có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, chống mài mòn hiệu quả. Ngoài ra, gỗ còn có khả năng chống côn trùng, mối mọt và chịu được điều kiện thời tiết cực tốt.

Còn gỗ lát có màu nâu sậm hoặc nâu đỏ với đường vân dày nhiều kiểu vân. Cùng độ cứng bền choogs ẩm mốc, mối mọt tốt. Nên sẽ phù hợp với đồ nội thất trang trí hay đồ thủ công mỹ nghệ mang tính thẩm mỹ, phong thủy.

So sánh gỗ lát và gỗ xoan đào

Gỗ lát và gỗ xoan đào khá dễ dàng so sánh bởi 2 loại gỗ này có chất lượng và giá thành khá chênh lệch nhau. Bởi gỗ lát là loại gỗ quý nhóm I, còn gỗ xoan đào chỉ thuộc nhóm VI.

Gỗ xoan đào có màu đỏ hồng hoặc đỏ sậm giống với gỗ sưa hơn và có vân gỗ hình núi xếp chồng không đều, các đường vân to đẹp mắt. Trọng lượng gỗ nhẹ có tính ổn định cao và khả năng chịu lực tốt và dễ dàng gia công, sản xuất. Tuy nhiên, gỗ xoan đào trước khi xử lý sẽ dễ bị mối mọt tấn công. Nên để đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất cần được xử lý kỹ càng để gỗ có thể kháng sâu mọt, côn trùng.

So sánh gỗ lát và gỗ hương

Gỗ lát và gỗ hương đều thuộc nhóm I với những đặc tính vượt trội nhưng do mức độ khan hiếm nên gỗ hương thường có giá thành cao hơn so với gỗ lát.

Gỗ hương có màu sắc đa dạng tùy theo chủng loại: màu xanh (hương đá), màu đỏ (hương đỏ), màu vàng (hương vân), màu đỏ thẫm (hương Nam Phi). Chất gỗ hương cứng chắc, ổn định có khả năng chống ẩm mốc, cong vênh tốt và sở hữu đường vân gỗ đẹp, sắc nét mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

So sánh gỗ lát và gỗ sồi

Khác với gỗ lát thuộc nhóm I thì gỗ sồi chỉ thuộc nhóm VII nên có giá trị thấp hơn.

Gỗ sồi có 2 màu là màu nâu vàng với sồi Mỹ và màu vàng pha trắng nhạt của sồi Nga. Chất gỗ mềm nhẹ, có độ chắc ổn định, chịu lực nén tốt và dễ uốn cong bằng hơi nước nên thuận lợi cho việc gia công tạo hình. Vân gỗ sồi khá đẹp với nhiều đường vân trải đều bắt mắt, gỗ có khả năng chống mối mọt, bọ sừng tự nhiên tốt.

So sánh gỗ lát và gỗ gụ

Gỗ lát và gỗ gụ cùng đểu thuộc nhóm I nhưng gỗ gụ thường có giá thành cao hơn gỗ lát.

Gỗ gụ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng đặc trưng khi mới khai thác và chuyển màu nâu đỏ hoặc nâu đậm khi sử dụng lâu ngày. Vẫn gỗ gụ có màu nâu đỏ dạng vân xoắn độc đáo. Chất gỗ cứng có độ bền chắc và chống cong vênh, mối mọt tốt nên có thể mang lại tuổi thọ lên đến hàng trăm năm cho sản phẩm.

Chắc chắn bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức về chất liệu gỗ lát để có thể tự tin lựa chọn đúng các sản phẩm chất lượng. Đồ Gỗ Phạm Gia rất vinh hạnh khi được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc tìm hiểu về các chất liệu gỗ tự nhiên và lựa chọn sản phẩm nội thất hoàn hảo nhất.