Những điều cần biết về gỗ tràm và ứng dụng của gỗ tràm trong đời sống

gỗ tràm

Thị trường gỗ tự nhiên vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau. Mặc dù nghe có vẻ khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về gỗ tràm và đặc tính của nó. Điều này khiến cho việc lựa chọn sản phẩm gỗ gặp nhiều băn khoăn.

Hiểu được vấn đề đó, Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ chia sẻ giúp bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về gỗ tràm để bạn dễ dàng có quyết định tối ưu nhất khi sắm nội thất cho gia đình.

Gỗ tràm là gỗ gì?

Gỗ tràm (khi mới du nhập vào Việt Nam vào những năm 1960 -1970 thường được gọi với tên khác là keo lưỡi liềm) có tên khoa học Melaleuca leucdendronl, thuộc họ keo Myrtaceae là loại gỗ được thu hoạch từ cây tràm trưởng thành.

Cây tràm còn có tên gọi khác là cây chè đồng, chè cay, khuynh diệp, bạch thiên tầng. Là loại cây thuộc nhóm IV trong danh sách gỗ Việt Nam.

gỗ tràm
Gỗ tràm nguyên liệu

Đặc điểm – phân bố của gỗ tràm

Đặc điểm hình thái của gây gỗ tràm

Cây gỗ tràm khi trưởng thành có chiều cao từ 10 -15 m có khi lên đến 20 – 25m và đường kính cây từ 50 – 80cm. Là cây tán rộng thân cây tròn nhiều cành thấp. Vỏ cây rất dày có màu nâu đen. Cây non khi mới trồng có 1 – 2 lá kép lông chim. Khi cây trưởng thành lá sẽ có màu xanh thẫm, cuống lá ngắn. Cây có hoa mọc ở nách lá hoặc đầu cành với chiều dài 10 – 15cm và quả hình đậu xoắn hạt ngang hình tròn dẹp.

Gỗ tràm là cây ưa sáng mạng có khả năng thích nghi tốt và chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sinh trưởng tốt ở những nơi hạn hán, đất đai khô cằn. Và phát triển mạnh ở vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.

Gỗ tràm thường được khai thác khi sau 13 – 15 năm khi đường cây đủ lớn dể dễ dàng tạo hình sản phẩm. Chất gỗ tràm có màu vàng sáng chắc chắn ít khuyết điểm, có khả năng chống mối mọt, chống thấm nước tốt nên đảm bảo độ bền cao ít bị cong vênh, tỷ trọng gỗ lớn hơn 650kg/m3.

Phân bố

Trên thế giới, gỗ tràm có hơn 200 loại được tìm thấy nhiều nhất tại Úc và phân bố rải rác khắp mọi nơi như New Guinea, New South Wales và ở các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanmar…

Ở Việt Nam gỗ tràm tập trung từ Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và cả Tây Nguyên, Nam Bộ. Trong đó khu vực Bắc Bộ với địa hình đất tốt là nơi cây tràm sinh trưởng mạnh mẽ nhất.

Gỗ tràm có tốt không? Có nên lựa chọn gỗ tràm khi sắm nội thất?

Gỗ tràm có tốt không? Chắc hẳn là câu hỏi quá quen thuộc mà rất nhiều người băn khoăn khi lựa chọn. Để trả lời câu hỏi này chính xác nhất chúng ta sẽ cùng phân tích ưu nhược điểm của gỗ tràm:

Là dòng gỗ bền, chất lượng đảm bảo

Gồ tràm là dòng gỗ bền chắc thuộc nhóm IV với tỷ trọng 650kg/m3. Gỗ có độ cứng cao và khả năng chống mối mọt, côn trùng do trong thớ gỗ có tinh dầu tự nhiên có thể xua đuổi côn trùng và loại tinh dầu này cũng rất tốt cho sức khỏe. Gỗ tràm còn có khả năng chống nước cực tốt và có khả năng chịu lực tốt, chịu được va đập nên khó bị cong vênh khi chịu tác động của ngoại lực.

Đảm bảo độ thẩm mỹ cao

Gỗ tràm có gam màu vàng nhạt chuyển dần vàng nâu khá sáng nên mang lại vẻ đẹp trang nhã, ấm áp cho không gian. Và gam màu sáng còn dễ dàng bám sơn và sơn nhiều màu theo yêu cầu.

Thớ gỗ tràm mịn với những đường vân gỗ nhỏ, sắc nét hình dạng vân thẳng và vân hình núi mêm mại mang lại nét đẹp sang trọng, cuốn hút.

Dễ dàng gia công, sản xuất

Gỗ tràm sau khi được tẩm sấy kỹ càng đảm bảo chất gỗ chắc dễ dàng tạo hình và bám sơn, bám đinh vít tốt nên thuận lợi cho quá trình gia công, sản xuất.

Mang lại lợi ích sức khỏe

Vốn là gỗ tự nhiên nên gỗ tràm hoàn toàn không chứa chất độc hại đảm bảo an toàn với sức khỏe người sử dụng.

Hơn nữa gỗ tràm còn chứa tinh dầu có sẵn trong cốt gỗ có khả năng xua đuổi côn trùng, phòng chống mối mọt và tăng sức đề kháng. Nhất là những gia đình có trẻ nhỏ nên ưu tiên sử dụng các đồ dùng hoặc vật liệu ốp lát từ gỗ tràm.

Có ý nghĩa bảo vệ môi trường

Gỗ tràm là cây ngắn ngày sinh trưởng nhanh đạt sản lượng lớn nên sử dụng gỗ tràm thay cho các loại gỗ quý hiếm hàng trăm năm tuổi sắp cái kiệt chính là một hành động bảo vệ môi trường.

Đồng thời, gỗ tràm còn được trồng để phủ xanh đất trống đồi chọc để chống sạt lở, mưa lũ vừa phát triển kinh tế lại bảo vệ thiên nhiên.

Giá thành rẻ

Gỗ tràm sinh trưởng nhanh đạt sản lượng cao và chỉ cần 10 – 15 năm là có thể khai thác đạt chất lượng nên có giá thành khá rẻ chỉ bằng 1/3 đến 1/2 các loại gỗ tự nhiên quý hiếm khác. Nên các sản phẩm làm từ gỗ tràm có giá thành hợp lý phù hợp với túi tiền của người dùng nên cùng khá được ưa chuộng.

Gỗ tràm có mấy loại?

Trên thế giới có đến 200 loại tràm đã được công nhận phần lớn là các loại đặc hữu của Châu Úc, có 7 loại đặc hữu của New Caledonia.

Ở Việt Nam, tràm được biết đến với 4 loại chính sau đây:

Tràm bông vàng

Tràm bông vàng thường bị mọi người nhầm lẫn là cây thuộc chi tràm nhưng thực chất không phải vậy. Tràm bông vàng còn có tên gọi là tràm keo, keo lưỡi liềm hay keo lá tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformis là cây thuộc chi keo, họ đậu.

Loại tràm này phần bố tự nhiên ở Papua New Guinea và Indonesia và đã được trồng rộng rãi ở khắp các nước nhiệt đới.

Tràm bông vàng là cây gỗ lớn sinh trưởng nhanh có giá trị kinh tế cao. Cây được trồng và khai thác sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Thường để sản xuất đồ nội thất và sàn nhà vì gỗ có khả năng chống mối mọt, côn trùng tốt.

Tràm gió

Tràm gió là cây thân gỗ thuộc chi tràm có chiều cao trung bình cây trưởng thành có thể cao tới 35m, hoa trắng, lá tràm gió thường to hơn lá tràm trà.

Cây tràm gió được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait. ở Việt Nam tràm giõ được rồng thành rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị…

Cây tràm gió được ứng dụng phổ biến cho ngành y tế dùng trị bệnh, điều chế các loại thuốc trị mụn nhọt, phong thấp, ho, cúm…Ngoài ra, còn được sử dụng để làm giấy, làm than và sản xuất đồ nội thất gia đình.

Tràm trà

Tràm trà là cây thực vật có hoa thuộc chi tràm, họ Đào Kim Cương phân bố chủ yếu ở Châu Úc, New South Wales và Đông Nam Queensland. Là cây thân gỗ hoặc thân bụi, lá nhỏ mọng nước hoa trắng mọc thành cụm quả dạng nan nhỏ.

Cây tràm trà được khai thác chủ yếu để chiết xuất tinh dầu sử dụng trong ngành mỹ phẩm sản xuất dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng…Hoặc để trị bệnh ho, cảm lạnh hay đau bụng, chưa vết thương…

Tràm đất

Tràm đất còn được người dân địa phương gọi với cái tên là tràm bầu phân bố ở các tỉnh thành ven biển như Phú Yên, Khánh Hòa. Tràm đất khá quý hiếm cây dạng thấp vỏ có màu xám thân có gai, đây là điểm đặc trưng khác biệt của cây tràm đất. Là dạng cuốn mảnh dài khoảng 2 -3 cm hoa mảnh và quả hình trài xoan.

Chất gỗ tràm đất có khả năng chống mối mọt tốt nên thường được sử dụng để làm đồ trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ.

Gỗ tràm có phải gỗ keo không? Phân biệt gỗ tràm và một số loại gỗ khác?

Gỗ tràm và gỗ keo

Nhiều người thường nhầm lẫn gỗ tràm với gỗ keo tuy nhiên đây thực chất là 2 loại gỗ hoàn toàn khác biệt.

Gỗ tràm thuộc nhóm IV chất gỗ nhẹ, ổn định có độ dẻo dai nên đảm bảo độ bền cơ học tốt dễ uốn cong nên thuận lợi cho quá trình gia công, sản xuất. Gỗ gồm 4 loại chính là tràm bông vàng, tràm trà, tràm gió và tràm đất. Được ứng dụng để sản xuất đồ nội thất, đồ trang trí, chiết xuất tinh dầu…

Gỗ keo thuộc nhóm III có chất gỗ ổn định những đòi hỏi phải xử lý, tẩm sấy công nghiệp tốt. Gỗ có độ cong vênh thấp, dễ uốn dẻo, độ bền cơ học khá tốt. Gỗ keo gồm 3 loại chính là gỗ keo vàng, keo lai và keo dậu. Thường dùng để sản xuất giấy và ván gỗ công nghiệp.

Gỗ tràm và gỗ sồi

Gỗ tràm có màu vàng nâu vân gỗ thẳng dạng đơn và trải dọc có khả năng chống mối mọt sâu bọ kém hơn gỗ sồi và cần đảm bảo xử lý kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. Gỗ tràm có giá thành rẻ hơn so với gỗ sồi.

Gỗ sồi có màu vàng pha trắng nhạt (là sồi Nga) và vàng nâu (là sồi mỹ) sở hữu nhiều vân trài đều đẹp mắt. Gỗ sồi thuộc nhóm VII chất gỗ nhẹ có độ chắc chắn, chịu lực nén tốt và dễ uốn cong bằng hơi nước nên gia công dễ dàng hơn. Loại gỗ này cũng có khả năng kháng sâu bọ và mối mọt tốt.

Gỗ tràm và gỗ xoan đào

Gỗ xoan đào có màu sắc khác hẳn gỗ tràm, thịt gỗ màu đỏ hồng và hồng sẫm gần như màu gỗ xưa. Vân gỗ hình núi xếp chồng không đồng đều, các đường vân gỗ to, thẳng đẹp mắt. Gỗ xoan đào thuộc nhóm VU chất gỗ đanh chắc chịu lực tốt, dễ gia công nhưng trước khi xử lý dễ bị mối mọt vì vậy cần đảm bảo khâu xử lý tẩm sấy để kháng được sâu mọt, côn trùng.

Gỗ xoan đào có giá thành cao hơn gỗ tràm.

Gỗ tràm và gỗ thông

Gỗ thông cùng nhóm IV với gỗ tràm có gam màu đa dạng tùy thuộc vào từng loại: màu đỏ (thông đỏ), màu vàng (thông vàng), màu trắng (thông trắng). Chất gỗ thông khá mềm trọng lượng nhẹ chất gỗ ổn định và sở hữu đường vân gỗ đẹp trải đều và có tính kháng khuẩn tự nhiên. Giá thành của gỗ thông thường cao hơn gỗ tràm đôi chút.

Gỗ tràm và gỗ cao su

Gỗ cao su thường có giá thành tương đương với gỗ tràm là loại gỗ thuộc nhóm VII với độ bền không cao nên cần xử lý gia công kỹ lưỡng. Chất gỗ có màu vàng xám, vàng đậm hoặc vàng nâu, vân gỗ đẹp hơi nhạt có độ liên kết mặt gỗ khá tốt.

Ứng dụng của gỗ tràm trong đời sống

Cây gỗ tràm và gỗ tràm nguyên liệu đều được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống như:

  • Cây gỗ tràm được trồng để phủ xanh đất trống với mục đích trống xói mòn đất, mưa lũ bảo vệ môi trường.
  • Hoa tràm còn được sử dụng để phục vụ quá trình nuôi ong lấy mật hoặc trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trên đường phố, công viên.
  • Sử dụng để làm nguyên liệu làm giấy và sản xuất gỗ.
  • Dùng trong lĩnh vực xây dựng làm cây chống, giá đỡ, cốt pha.
  • Sản xuất pallet, hộp đóng đồ…
  • Chế tác đồ nội thất gia đình như bàn ghế, giường tủ, kệ tivi hay làm đồ thủ công trang trí và nhất là sản xuất gỗ lát sàn, ốp tường bởi chất gỗ tràm có khả năng chống ẩm mốc và mối mọt tốt.
  • Chiết xuất tinh dầu tràm để sản xuất thuốc, cao xoa bóp có tác dụng giảm đau và chữa các loại bệnh về xương khớp. Lá tràm còn có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau và sát khuẩn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về gỗ tràm để bạn có thể tham khảo và hiểu thêm về loại gỗ này. Nếu còn thắc mắc gì cần tư vấn hoặc muốn lựa chọn các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên thì bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi. Đồ Gỗ Phạm Gia luôn sẵn sàng mang đến cho bạn các sản phẩm nội thất chất lượng nhất.