Những điều bạn nên biết về gỗ trúc liễu

gỗ trúc liễu

Gỗ trúc liễu là một loại cây lâm nghiệp mới mang giá trị kinh tế và tính ứng dụng cao. Chúng ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên cái tên trúc liễu vẫn còn khá xa lạ trên thị trường gỗ Việt Nam. Nhiều người vẫn còn chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ đặc tính của loại gỗ này. Vậy Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết bạn nên biết khi tìm hiểu về loại gỗ này nhé!

Gỗ trúc liễu là gỗ gì?

Gỗ trúc liễu được khai thác từ thân cây lấy gỗ trúc liễu thuộc chi liễu, họ liễu (salicaceae). Là sản phẩm tổ hợp lai giữa loài liễu và loài trúc, sản phẩm có gen của cả 2 loài, có thân cây thẳng đứng của loài liễu và phiến lá hẹp dài như lá trúc. Được tạo ra dựa trên công nghệ sinh học trình độ cao có tính nâng tầm lớn của Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên. Công trình này được thực hiện bởi Đại học nông nghiệp California và một số ít công ty nông nghiệp của Mỹ.

Năm 2007, các tổ chức nghiên cứu khoa học của Trung Quốc đã nhập giống cây trúc liễu đưa về trồng khảo nghiệm tại 8 vùng trên toàn đất nước. Và chứng minh được rằng giống cây trúc liễu có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn hẳn các loại cây bản địa mọc nhanh nhất. Vì vậy, đã mở ra triển vọng lớn và phát triển cây trúc liễu ở Trung Quốc.

Năm 2013, cây trúc liễu đã được viện nghiên cứu và phát triển Nông – lâm nghiệp Thành Tây của trường Đại học Thành Tây đưa về trồng thử nghiệm ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Từ đó cây gỗ trúc liễu chính thức du nhập vào Việt Nam.

Đặc điểm hình thái của cây gỗ trúc liễu

Cây trúc liễu là cây thân gỗ dáng nhỏ có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, mạnh với chiều cao trung bình từ 15 – 20m. Vỏ cây có màu xanh trơn nhẵn. Tán cây hình tháp phần cành đều, tán lá rủ xuống dưới đất vô cùng đặc trưng và nổi bật. Ngọn cây phát triển mạnh cùng chồi nách phát triển tốt.

Là trúc liễu có hình mác thon nhọn gần như cây kim mọc đơn xen kẽ, phiến là dài trung bình khoảng 15 – 22cm, rộng từ 3 – 6cm, ngọt lá dài và nhọn, mép lá có hình răng cưa nhỏ. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới màu trắng tro phủ một lớp bụi nhỏ, cuống lá ngắn có màu đỏ.

Cành liễu mảnh mai, rất mềm mại nên khi mọc luôn có hướng rủ xuống đất. Thân cây mcj những cành nhánh lớn thì chếch lên trên. Và từ những cành lớn đó sẽ mọc những cành nhỏ rủ dần xuống dưới đất.

Hoa trúc liễu có màu đỏ rực rỡ nở vào mùa xuân thường mọc thành chùm dài từ 10 – 30cm. Mỗi bông hoa nhỏ sẽ có hình xoắn ốc. Hoa có 2 loại là hoa đực và hoa cái có hình dạng khác nhau. Khi hoa tàn sẽ hình thành quả liểu được tạo nên bởi 2 mảnh bên trong có hạt. Hạt cây trúc liễu có lông mịn màng nhìn giống như hạt của cây hoa sữa.

Tập tính sinh trưởng của cây gỗ trúc liễu

Cây trúc liễu có tốc độ sinh trưởng nhanh nên chỉ khoảng 2 năm là đã có thể thu hoạch cây gỗ nhỏ. Khoảng 3 – 4 năm là thân gỗ có thể cho size tường đối và những cây trưởng thành cần 5 – 6 năm thì thân gỗ đạt chiều cao 20m hoặc hơn.

Loại cây này ưa sáng, những nơi nắng to cây càng phát triển tốt. Cây trúc liễu yêu cầu về đất không khắt khe, có khả năng thích nghi với những nơi đất mặn, đất phèn cao hoặc các vùng ngập nước. Nên có thể phát triển ở những vùng đất phèn mặn cùng bãi đất ven sông hồ. Cây có khả năng chịu giá lạnh tốt và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Rễ cái sâu, phâm chùm tốt nên có độ bám đất rất chặt.

Nhiệt độ ấm áp chính là điều kiện tốt để cây trúc liễu phát triển. Kể cả những nơi có nhiệt độ cao mà xuống thấp không quá đột ngột thì cây vẫn phát triển tốt và điều kiện nắng nóng trên 35˚C thì cây vẫn phát triển bình thường.

Cây trúc liễu phát triển nhanh khi độ ẩm của đất vừa phải ở những bãi bồi ven sông hồ hoặc trồng quanh nhà. Cây có thể chịu úng nước không quá ngọn cây được 2 tháng. Kể cả những nơi ngập quanh năm những nước nông tì cây vẫn không chết mà chỉ tăng trưởng chậm.

Cây trúc liễu ưa chất đất màu mỡ, nhất là đất pha cát với độ giữ ẩm tốt, trên vùng đất thịt cây phát triển kém hơn hẳn. Loại cây này sinh trường bình thường trên đất có độ PH < 8,5, độ mặt dưới 80/00 (trong khi các cây mọc nhanh khác chỉ chịu được độ mặt dưới 30/00 và độ PH < 8 thì cây đã sinh trưởng kém và có tỉ lệ sống thấp).

Cây có mật độ trồng dày nên hiệu quả sử dụng đất cao. Mật độ trồng có thể đạt 4000 – 5000 cây gỗ lớn/ha và 12000 – 20000 cây gỗ nhỏ/ha.

Quá trình sinh trưởng của cây trúc liễu

Quá trình sinh trưởng của cây trúc liễu trong 1 năm trải qua 5 giai đoạn chính:

Giai đoạn nảy chồi

Là khoảng thời gian từ khi nảy chồi đến khi xòe lá. Cây trúc liễu nảy chồi khá sớm và có tốc độ phát triển nhanh hơn các cây gỗ khác.

Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng mạnh vào mùa xuân

Là giai đoạn bắt đầu từ khi cây xòe lá phát triển cành non đến thời kỳ sinh trưởng gia tốc của cành non. Ban đầu lá xòe nhỏ và mỏng đến khi chồi mới phát triển thì trên chồi non sẽ mọc nhiều lá mới. Diện tích phiến lá của chồi mới lớn dần, các lóng của chồi non cũng mọc nhanh. Đây chính là thời kỳ sinh trưởng mạnh lần đầu của cây trúc liễu.

Đặc điểm của giai đoạn này là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh rồi giảm dần. Phát triển chiều cao và diện tích lá nhanh nhưng thân và được kính ngang phát triển chậm.

Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng mùa hè

Là giai đoạn phát triển gia tốc của phần thân chính lên đến đỉnh ngọn bắt đầu dừng lại. Khi sinh trưởng cành non phát triển chậm lại thì sinh trưởng dinh dưỡng bước vào đợt đỉnh cao.

Đặc điểm của giai đoạn này là cây phát triển đường kính ngang ngực tăng rõ, mức độ gỗ hóa của thân chính và chồi mới gia tăng rõ rệt. Phiến lá lớn có màu xẫm, tầng ligin dày. Và sau khi bước vào đỉnh sinh trường các cành phía dưới thân chính sẽ sinh trưởng chậm lại.

Giai đoạn chuẩn bị qua đông

Ở giai đoạn chuẩn bị qua đông, thân chính và cành nhánh sẽ dừng sinh trưởng đến khi rụng lá bước vào cuối mùa thu đầu mùa đông. Phần thân chính từ dưới lên trên sẽ dần ngừng sinh trưởng. Các cành ở phần dưới thân chính có thời kỳ sinh trưởng ngắn hơn cành nhánh phí trên. Hàm nước nước trong các cành giảm dần và mức độ gỗ hóa gia tăng, lá cây bắt đầu rụng, quá trình sinh trưởng của cây trúc liễu ngừng lại.

Giai đoạn ngủ nghỉ

Vào giai đoạn này lá cây sẽ rụng hết và bước vào thời kỳ ngủ nghỉ, hoạt động sống của cây ngừng lại những bộ rễ vẫn tiếp tục phát triển.

Cách trồng và chăm sóc cây trúc liễu

Cây trúc liễu có thể được trồng bằng cách chiết cành hoăc trồng bằng hạt. Khi trồng cần chọn những cây liễu nhỏ khỏe mạnh, thân chắc chắn lá rủ đều xuống dưới và đảm bảo cây không bị sâu bệnh. Cây không kẽn chọn đất nhưng muốn cây phát triển tốt nên chọn đất dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Nên trồng ở những nơi thoáng đãng có đủ ánh sáng mặt trời.

Khi mới trồng cần cắm cọc để đảm bảo cây không bị nghiêng đổ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ và thân cây. Nên tạo điều kiện chăm sóc cây tốt ở khoảng 2 năm đầu để cho bộ rễ phát triển ổn định và khỏe mạnh.

Cách chăm sóc cây trúc liễu khá đơn giản. Khi cây con bắt đầu ra chồi, cần dọn dẹp tạp chất, nhổ cỏ quanh gốc cây để giúp cây tăng trưởng tốt. Đặc biệt chú ý giai đoạn mới ra chồi cây rất kỵ hóa chất nên không được dùng thuốc diệt cỏ.

Sau đó tiếp tục tưới ẩm 3 -5 ngày để giữ độ ẩm cho đất và tiếp theo tùy thuộc vào tình hình phát triển và mức độ sinh trưởng của cây để bón phân 3 – 4 lần, tiếp tục theo dõi phòng trừ sâu bệnh.

Đặc tính và chất lượng của gỗ trúc liễu

Gỗ trúc liễu sở hữu những đặc tính vượt trội hơn hẳn so với các loại gỗ cùng phân khúc dùng để sản xuất bột giấy, làm ván MDF hay ván sợi ép.

  • Gỗ trúc liễu khô không khí có tỉ trọng 0,428g/m3. Cường độ chịu áp lực 4,828Mpa, cường độ kháng cong vênh 4,622MPa.
  • Khi cây gỗ đạt 1 năm tuổi có chiều dài sợi cây là 0,8mm và chiều rộng xơ là 18,2 – 29,6 μm.
  • Có mật độ bình quân cây gỗ là 0,384-0,443 g/m3 với những cây 5 năm tuổi.
  • Hàm lượng xenlulo tổng hợp 89,88%, hàm lượng lignin 21,16% (trong khi hàm lượng xenlulo của những cây nguyên liệu làm giấy phổ thông tại Âu – Mỹ chỉ đạt 48,26%. Thì với loại cây này chỉ số có thể lên tới 68,47%).
  • Cây có hiệu suất bột giấy rất cao, chỉ số của bột cơ giới đạt 92-95%. Và với bột hóa học là 52%, năng lượng nghiền của gỗ rất thấp chỉ mất khoảng 18,2%.
  • Gỗ trúc liểu rất dễ tẩy trắng do độ trắng bột đạt 56-58%, vì vậy giúp cho chi phí tẩy trắng hay khử ô nhiễm được tiết kiệm đáng kể. Do vậy, chúng rất tốt cho môi trường vì chỉ mất 48% khả năng tiêu hao hóa chất.

Gỗ trúc liễu có mật độ gỗ tốt, độ trắng tự nhiên cao, cây gỗ không rỗng ruột và không có lõi đen nên có chất lượng rất vượt trội hơn hẳn so với cây dương ở cùng ôn đỡi và cây bạch đàn vở cùng nhiệt đới. Dùng để sản xuất ván MDF,ván sợi và sản xuất bột giấy. Đây là loại gỗ nguyên liệu hảo hạng để sản xuất các loại giấy cao cấp đảm bảo dùng hàng trăm năm vẫn không đổi màu hoặc làm ván ép cao cấp và đồ gia dụng.

Giá trị ứng dụng của gỗ trúc liễu

Sở hữu rất nhiều đặc tính vượt trội nên gỗ trúc liễu được ứng dụng vào rất nhiều các ngành nghề khác nhau để phục vụ đời sống như:

Sản xuất đồ nội thất cao cấp

Cây trúc liễu có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, thời gian thu hoạch gỗ không quá dài và cho chất lượng gỗ tốt lại được trồng phổ biến. Nên nguồn gỗ khá dồi dào dùng để sản xuất các đồ nội thất cao cấp và các sản phầm đồ dùng gỗ khác.

Ngoài ra, gỗ trúc liễu còn được làm nguyên liệu sản xuất ván sợi ép và ván MDF để làm nội thất gia đình như kệ tủ tivi, tủ quần áo…

Nguyên liệu sản xuất giấy

Chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua giá trị ứng dụng của gỗ trúc liễu trong ngành công nghiệp sản xuất giấy. Bởi loại giấy được làm từ loại gỗ này được đánh giá rất cao về chất lượng, màu của giấy đảm bảo không bị biến đổi trong thời gian dài sử dụng.

Trồng làm rừng phòng hộ

Cây trúc liễu không kén chọn đất nên dù đất tốt hay xấu đều phát triển tốt và có hệ rễ ăn sâu vào đất lại chịu được ngập úng lâu dài. Nên người ta thường trồng loại cây này ở những cùng đất đê hay vùng ven sông, ven biển để phòng chống bão, giữ đất và hạn chế tình trạng cát bay xâm lấn.

Trồng xen canh trong vườn rừng và tạo cảnh quan bóng mát

Mật độ trồng cây trúc liễu là 5000 cây/ha nên khoảng cách giữa các cây là 1,3x 1,6m. Vì vậy, hoàn toàn có thể trồng xen canh những loại cây khác hoặc trồng làm bóng mát để nuôi gà hoặc trồng nấm.

Cây trúc liễu có thân thẳng tán xòe rộng hình chóp và cảnh rủ dày đẹp mắt. Nên nhiều nơi sử dụng loại cây này để làm đẹp cảnh quan, tạo bóng mát cho các khu vực ven hồ, công viên, đường phố hay các khu sinh thái…

Không chỉ là nguồn gỗ nguyên liệu dồi dào mà cây trúc liễu còn mang ý nghĩa sinh thái rất lớn. Bởi cây có khả năng phát triển nhanh, chu kỳ ngăn lại mang lại giá trị kinh tế cao và được ứng dụng đa dạng ngành nghề. Vì vậy loại gỗ này được ngành lâm nghiệp vô cùng kỳ vọng trở thành một loại gỗ nguyên liệu được khách ưa chuộng.

Hy vong những thông tin mà Đồ Gỗ Phạm Gia cung cấp có thể giúp bạn hiểu thêm về cây gỗ trúc liễu. Để có thể quyết định lựa chọn các sản phẩm từ gỗ trúc liễu hoặc tiến thành trồng chơi hoặc trồng rừng làm kinh tế.