Trong những năm gần đây phong cách thiết kế Đông Dương đã trở thành cái tên không mấy xa lạ và ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Mang trong mình vẻ đẹp độc đáo hòa quyện giữa nét sang trọng phương Tây với vẻ đẹp hoài cổ Á Đông. Lối thiết kế này được ví như bản giao hương Á – Âu hứa hẹn mang đến một không gian sống độc đáo đầy tinh tế và nhã nhặn để gợi nhớ về những hoài niệm xưa cũ.
Bạn đã biết gì về phong cách thiết kế Đông Dương? Hãy cũng Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế đầy ấn tượng này qua bài viết sau đây nhé!
Phong cách Đông Dương là gì? Nguồn gốc ra đời?
Phong cách Đông Dương hay còn gọi là phong cách Indochine style được du nhập vào Việt Nam từ những năm Pháp Thuộc. Đông Dương (Indochine) dùng để chỉ khu vực các nước Đông Nam Á, gần Ấn Độ và nằm ở phía nam của Trung Quốc. Phong cách này là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông Tây mang trong mình vẻ đẹp tinh túy kết hợp giữa lối kiến trúc tân cổ điển nước Pháp với nét đặc trưng văn hóa phương đông.
Khi du nhập về Việt Nam phong cách Đông Dương chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Do Việt Nam từng trải qua hơn 1000 năm đô hộ nên phần nào nét văn hóa kiến trúc và thiết kế cũng đều có sự pha trộn với những dấu ấn của văn hóa Trung Hoa. Và đã được các kiến trúc sư “nhiệt đới hóa” khi thiết kế để phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân và đặc trưng khí hậu tại Việt Nam.
Phong cách Đông Dương xuất hiện vào những năm 1893 – 1954 khi Pháp bắt đầu tổng tiến công xâm chiếm khu vực Đông Nam Á. Kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard là giám đốc sở quy hoạch kiến trúc Đông Dương chính là cha đẻ của phong cách Indochine. Là người đã kết hợp sáng tạo những nguyên vật liệu và lối thiết kế cũng như kiến trúc Đông – Âu. Lấy nguồn cảm hứng từ chính bán đảo Đông Nam Á gồm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Ngay từ khi ra đời phong cách này đã được các nhà phê bình đánh giá hết lời ca ngợi. Nhờ sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa yếu tố truyền thống Á Đông và công năng sử dụng hiện đại mang hơi hướng Châu Âu.
Phong cách Indochine không chỉ giúp làm phong phú thêm, thổi hồn cho kiến trúc nước nhà mà nó còn góp phần giữ gìn những tinh hoa văn hóa dân tộc. Đã được minh chứng qua các công trình kiến trúc đi cùng năm tháng như nhà hát lớn, dinh độc lập, trường đại học tổng hợp Hà Nội…
Lúc mới du nhập vào Việt Nam, phong cách Đông Dương phục vụ chủ yếu cho các tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị. Và luôn được chọn lọc đổi mới để đưa vào các chi tiết, màu sắc riêng mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Và đến nay khi đã trải qua nhiều thập kỷ, phong cách Indochine vẫn luôn giữ vững được vị trí của mình. Chúng đã được ứng dụng rộng rãi hơn không chỉ ở các nhà hàng, khách sạn mà còn dễ dàng bắt gặp trong biệt thự, nhà ở… Phong cách này không chỉ được ưa chuộng nhờ sở hữu vẻ đẹp đơn giản, tinh tế mà còn mang giá trị nghệ thuật đỉnh cao và đầy tính hiện đại.
Phong cách Đông Dương phù hợp với đối tượng nào?
Phong cách Đông Dương mang nét đẹp thẩm mỹ mộc mạc nhưng vẫn hiện đại với những món đồ nội thất cơ bản được tô điểm thêm dấu ấn cổ điển mang hơi hướng phương Tây. Đây là sự kết hợp hoàn hảo làm gia tăng vẻ đẹp độc đáo tạo nên sức cuốn hút cho căn nhà.
Thực tế, khi thiết kế không gian sống theo phong cách Đông Dương không yêu cầu quá cầu kỳ, màu sắc và họa tiết sử dụng cũng không quá nổi bật. Nên giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí thiết kế. Hơn nữa vật liệu sử dụng trong các công trình Indochine style rất bền và phù hợp với khí hậu Việt nam.
Vì thế phong cách thiết kế Đông Dương có thể phù hợp với sở thích của đại đa số người Việt Nam yêu thích giá trị truyền thống dân tộc và muốn có một không gian sống mới mẻ và khác biệt hơn.
Thiết kế theo phong cách Đông Dương có bị lỗi thời hay không?
Nhiều người lo lắng phong cách Đông Dương mang hơi hướng hoài cô nên dễ bị lỗi thời. Nhưng thực tế, cũng như các giá trị bản sắc văn hóa luôn sống mãi cũng thời gian thì phong cách Đông Dương dù trải qua thăng trầm lịch sử vẫn chưa bao giờ bị lỗi thời. Bởi nó luôn được biến tấu ngày càng ấn tượng và phù hợp với nhịp sống hiện đại.
Kể từ khi du nhập cho đến nay, phong cách Đông Dương luôn được giữ gìn và không ngừng sáng tạo những ý tưởng hiện đại trên nền chất liệu tự nhiên thuần Việt. Cùng những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc nên theo thời gian luôn có sự du nhập, giao thoa và phát triển. Để hình thành nên một phong cách Đông Dương thời thượng mà không hề lỗi thời giúp mọi gia chủ đều có thể yên tâm lựa chọn và ứng dụng cho không gian sống của mình.
Đặc trưng làm nên phong cách thiết kế nội thất Đông Dương
Được ví như một làn gió mới du nhập vào Việt Nam, phong cách Đông Dương sở hữu những màu sắc đặc trưng khác biệt làm nên sức cuốn hút mới mẻ và đã được cải tiến rất nhiều để phù hợp với đặc điểm đất nước và con người Việt Nam.
Vật liệu sử dụng
Để đảm bảo chất lượng phù hợp với đặc điểm khí hậu cũng như gu thẩm mỹ của người Việt. Phong cách Đông Dương cũng được cải biến và sử dụng những chất liệu tự nhiên như:
- Gỗ tự nhiên: vốn là vật liệu quá quen thuộc trong thiết kế nhà ở, chất liệu gỗ tự nhiên luôn mang lại một nét mộc mạc, ấm cúng mà vẫn đủ sang trọng. Khi thiết kế không gian theo phong cách Đông Dương, chất liệu gỗ tự nhiên thường được sơn thêm một lớp sơn đen bóng và kết hợp cùng chất liệu mây. Để tạo nên một nét hoài cổ đặc trưng làm lên linh hồn của phong cách này. Ngoài ra, chất liệu gỗ có thể dùng để ốp sàn nhà, trần nhà hay cá món đồ nội thất như bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo, bàn ăn…
- Mây tre đan: là vật liệu có độ bền chắc, dẻo dai có khả năng chống mối mọt nên rất được ưa chuộng. Nó có thể được dùng làm vách ngăn, đồ trang trí trên bàn trà, ghế, tủ trang trí… Việc sử dụng các sản phẩm mây tre đan luôn tạo cảm giác mềm mại, thân thuộc cho không gian, gợi nhớ về hình ảnh làng quê Việt Nam xưa.
- Gạch nung, gạch bông: đây chính là một nét đẹp nổi bật trong các không gian thiết kế theo phong cách Đông Dương. Nền gạch bông với những hoa văn đặc trưng tạo nên nét đẹp thẩm mỹ tinh tế và khác biệt. Cùng với đó, chất liệu gạch nung còn giúp không gian của bạn trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn rất nhiều. Điều này đặc biệt thích hợp với thời tiết ngày hè oi bức của nước ta. Những viên gạch mang họa tiết, màu sắc hoài cổ này có thể dùng để lát sàn, ốp tường bếp để tạo nên một không gian Đông Dương đầy cổ kính và cuốn hút.
Gam màu chủ đạo
Với phong cách Đông Dương, màu sắc không chỉ là yếu tố để tạo thiện cảm với người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và ẩn chứa trong không gian đó là những gam màu đặc trưng của vùng đất nhiệt đới Đông Dương luôn hiện hữu như kể câu chuyện vế cuộc sống và lối sinh hoạt của người Việt.
Các căn hộ được thiết kế theo phong cách Đông Dương thường phối hợp thiên về những gam màu trung tính như màu trắng, ghi, màu vàng kem, nâu và đen… Được lấy cảm hứng từ kiến trúc cung đình của các triều đại trước. Những gam màu này tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, quyền lực và đầy tráng lệ. Giúp không gian trở nên sang trọng và thật nổi bật để cuốn hút người nhìn.
Đặc biệt trong không gian này còn sử dụng các gam màu tự nhiên như xanh lam, xanh lá hay xanh ngọc cũng được dùng để tạo thêm điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà.
Hiện nay, màu sắc được sử dụng trong thiết kế phong cách Indochine rất đa dạng. Chúng vừa phảng phất nét hiện đại nhưng vẫn tinh tế giữ được những chi tiết thuần Đông Dương. Tuy nhiên, cũng giống như những phong cách thiết kế khác, khi lựa chọn và phối hợp màu sắc bạn cũng cần điều tiết tỷ lệ màu sắc hợp lý để đảm bảo sự hài hòa của tổng thể không gian.
Kiểu dáng nội thất
Khi đã theo đuổi phong cách Đông Dương bạn cần xác định lựa chọn kiểu dáng đồ nội thất sao cho phù hợp với phong cách chủ đạo đã lựa chọn. Đồ nội thất Indochine style không bị bó hẹp trong một khuôn mẫu nhất định mà các nhà thiết kế có thể thỏa sức sáng tạo các ý tưởng khác nhau. Nhưng vẫn cần đảm bảo chất cổ điển và mang nét cá tính riêng mà gia chủ muốn tạo dựng cho không gian sống của mình.
Bước vào không gian nội thất Đông Dương bạn sẽ thấy ngay được nét truyền thống đặc trưng có phần hoài cổ với những đường nét chi tiết mềm mại, mộc mạc. Nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Đáp ứng kết hợp cả ba yếu tố thẩm mỹ, công năng và giá trị sử dụng một cách hoàn hảo nên các công trình thiết kế theo phong cách Indochine luôn giữ được vị thế bền bỉ theo thời gian.
Họa tiết, hoa văn trang trí đặc trưng
Phong cách Đông Dương là sự giao thoa của hai nên văn hoa Đông – Tây. Nên các họa tiết trang trí như họa tiết tứ linh long – ly – quy – phượng, họa tiết kỷ hà, họa tiết mắc lưới, hoa sen, hoa lá cây cỏ… được ứng dụng rộng rãi và trở thành nét đặc trưng làm nên diện mạo nổi bật trong không gian thiết kế theo phong cách Đông Dương.
- Họa tiết kỷ hà: là họa tiết mắc lưới lục dáng hình thoi gần giống với hình lục giác trên maii rùa. Độ dài của các hình thoi thường không đều nhau và được kết hợp với họa tiết mắc lưới tam giác hoặc chữ nhân để tạo nên vẻ đẹp độc đáo cuốn hút.
- Họa tiết hình chữ nhật mang đường nét đơn giản sử dụng các chữ phúc, lộc, thọ, hỷ theo văn hoa Trung Hoa. Những họa tiết này có thể được thiết kế theo một khung cố định hoặc có thể nằm tự do tùy theo thiết kế và sở thích của gia chủ.
- Họa tiết tĩnh vật: điển hình nhất là hình ảnh trái châu, bát cửu. Có thể dễ dàng thấy được ở nóc của các ngôi chùa thường có hình ảnh lưỡng long tranh châu. Bộ bát cửu sẽ gồm quả bầu, gươm, quạt, quyển sách, bút, đàn, cây sáo hay phất trần…
- Họa tiết hoa lá, cây cỏ: thường dùng biểu tượng tùng, cúc, trúc, mai.
- Họa tiết hình thú: thường không đứng một mình mà sẽ được kết hợp cùng các họa tiết hồi văn, hình chữ hoặc họa tiết kỷ hà. Con vật sử dụng thường là hình ảnh tứ linh long – ly- quy – phụng hoặc con dơi, cá chép, cọp, sư tử… Theo quan niệm của người Việt đây đều là những con vật mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
Đồ decor trang trí
Để tạo điểm nhấn cho không gian và thể hiện được nét đặc sắc trong văn hóa bản địa. Khi thiết kế không gian theo phong cách Đông Dương bạn cũng không được bỏ qua việc decor không gian bằng những món đồ trang trí đặc trưng như những bức phù điêu, tượng phật, hoa sen, hoa cúc, tượng tứ linh… Chúng vừa là yếu tố gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian, vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho văn hóa của người Việt.
- Tranh sơn dầu: là một phụ kiện đắt giá làm nổi bật không gian Indochine. Với vẻ đẹp độc đáo vừa sâu, vừa trong cùng độ bão hòa màu sắc nổi bật. Những bức tranh sơn dầu đã trở thành phụ kiện trang trí được đặc biệt ưa chuộng trong phong cách này.
- Con tiện: các chi tiết con tiện được sự dụng để gia tăng nét độc đáo và sang trọng cho không gian.
- Phù điêu, tượng tròn: những bức tranh phù điêu chạm nổi và tượng tròn thường được sử dụng làm đồ vật trang trí hiệu quả cho không gian. Có thể là tượng phật thể hiện nét tôn giáo của đông đảo người Việt, hoa sen mang ý nghĩa tốt lành biểu tượng cho sự tinh khiết và thanh tịnh. Tượng tứ linh là những con vật tương trưng cho sự cao sang, quyền quý mang lại may mắn cho người dùng. Hình ảnh cây bồ đề đại diện cho sự đại giác, gắn liền với hình ảnh phật giáo…
Gợi ý trang trí không gian nội thất theo phong cách thiết kế Đông Dương
Khi nhịp sống ngày càng xô bồ, vội vã thì con người càng có xu hướng tìm về và hoàn niệm về những gì xưa cũ. Đây cũng là lý do mà phong cách Đông Dương ngày càng được ưa chuộng và thịnh hành.
Nếu trước kia phong cách này thường chỉ xuất hiện trong những công trình lộng lẫy như nhà hàng, khách sạn. Thì ngày nay các nhà thiết kế đã khéo léo biến tấu để đưa phong cách này vào thiết kế nhà ở và có thể ứng dụng cho mọi không gian khác nhau:
Không gian phòng khách Đông Dương
Không gian phòng khách luôn được đánh giá là bộ mặt đại diện của căn nhà. Vì vậy, vẻ đẹp giao thoa độc đáo giữa kiến trúc Pháp với nét mộc mạc gần gũi của văn hóa Việt Nam trong phong cách Đông Dương. Sẽ mang đến một không gian phòng khách vô cùng ấn tượng và cuốn hút, thể hiện đúng gu thẩm mỹ thời thượng của gia chủ.
Không gian phòng ngủ Đông Dương
Phòng ngủ thiết kế theo phong cách Đông Dương sẽ là không gian nghỉ ngơi thư thái và dễ chịu cho gia chủ. Với các màu sắc nhẹ nhàng như kem, trắng, màu nâu gỗ hay xanh nhạt sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho không gian này. Để mang đến một không gian nghỉ ngơi riêng tư lý tưởng đầy ấm cúng và tiện nghi thoải mái hơn bao giờ hết.
Không gian phòng bếp Đông Dương
Điểm nhấn nổi bật mà bạn dễ dàng nhận thấy trong không gian phòng bếp thiết kế theo phong cách Đông Dương chính là sự xuất hiện của gạch bông. Chúng thường được sử dụng để lát nền hoặc ốp một phần tường bếp. Họa tiết hoa văn nổi bật của gạch bông sẽ khiến không gian nấu nướng của bạn thêm phần sống động. Hơn nữa, loại gạch này còn không lo vấy bẩn, dễ dàng lau chùi giúp việc nấu nướng, dọn dẹp hàng ngày được dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về phong cách thiết kế nội thất Đông Dương mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về phong cách thiết kế độc đáo này để có thể quyết định lựa chọn thiết kế cho không gian sống của mình.