Gỗ trắc được đánh giá là một trong những loại gỗ quý hiếm được nhiều người yêu thích sử dụng trong sản xuất nội thất. Vậy gỗ trắc là gì và có đặc điểm, chủng loại ra sao? Hãy cùng Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiểu sâu hơn về loại gỗ này nhé!
Gỗ trắc là gì? Đặc điểm của cây gỗ trắc?
Gỗ trắc còn được gọi với tên là gỗ cẩm lai Nam bộ, có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Là loại cây thân lớn thuộc họ nhà đậu, cây trưởng thành có đường kính khoảng 1m và cao tới 25m. Gỗ trắc thuộc nhóm 1 các loại gỗ quý tại Việt Nam.
Thịt gỗ trắc cực kỳ đanh chắc và có trọng lượng nặng. Thớ gỗ trắc khá dẻo dai, khó nứt gãy nên được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực sản xuất đồ nội thất bàn ghế, giường tủ, sàn gỗ hoặc các đồ thủ công mỹ nghệ trang trí…
Gỗ trắc có nhiều loại, mỗi loại sẽ có đặc tính, màu sắc và đường vân đặc trưng riêng biệt.
Phân bố và tình hình thực trạng của gỗ trắc
Cây gỗ trắc là dòng cây bản địa của khu vực Đông Nam Á nói chung và các nước Đông Dương nói riêng (Việt Nam, Lào, Campuchia…) và một số nước khu vực Châu Phi.
Ở Việt Nam, gỗ trắc tập trung chủ yếu ở các khu vực miền trung như Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và phân bố rải rác ở các khu vực Nam bộ…
Gỗ trắc là dòng gỗ quý có giá trị cao bị khai thác bừa bãi nên đến nay lượng gỗ trắc tự nhiên đã dần cạn kiệt. Một số loại gỗ trắc tại Viêt Nam đã bị cấm khai thác và đưa vào sách đỏ. Do đó, các sản phẩm gỗ trắc trên thị trường hiện này chủ yếu là đồ gỗ lâu năm đã qua sử dụng hoặc sản xuất từ gỗ nhập khẩu.
Ưu nhược điểm của chất liệu gỗ trắc
Ưu điểm
Nẳm trong danh sách những dòng gỗ quý có giá trị cao gỗ trắc sở hữu riêng những ưu điểm vượt trội mà khó loại gỗ nào có được. Tạo nên sức cuốn hút thuyết phục người dùng lựa chọn sử dụng:
- Độ bền và tuổi thọ rất cao: thịt gỗ trắc cứng chắc, nặng và có tính dẻo dai. Nên đảm bảo độ bền đẹp, không bị cong vênh và có khả năng chịu tác động của điệu kiện thời tiết nắng mưa. Mang lại giá trị sử dụng và tuổi thọ lâu dài có thể lên đến hàng trăm năm.
- Sở hữu vẻ đẹp thẩm mỹ đặc biệt: các chuyên gia đánh giá rất cao về độ thẩm mỹ của gỗ chắc. Bởi kiểu vân độc đáo và ấn tượng khó loại gỗ nào có được, các đường vân vô cùng sắc nét, sống động tạo hiệu ứng 3D cuốn hút người nhìn. Thân gỗ có chứa tinh dầu nên tạo độ sáng bóng sang trọng cho sản phẩm.
- Lành tính và giá trị cao: là gỗ tự nhiên nên gỗ trắc hoàn toàn lành tính, an toàn với sức khỏe người dùng. Chất gỗ được xếp vào dòng gỗ quý nhóm I và ngày càng khan hiếm nên có giá trị cao thể hiện được độ đẳng cấp và chịu chi của gia chủ.
- Đa dạng lựa chọn: gỗ trắc có chủng loại đa dạng với đặc điểm màu sắc và vẻ đẹp riêng mang lại nhiều lựa chọn cho người sử dụng.
Nhược điểm
Gỗ trắc tồn tại nhược điểm duy nhất là gỗ xuống màu nhanh. Khi chế tác gỗ có màu đỏ tương nhưng chỉ cần 1 tháng sau gỗ có thể chuyển sang màu nâu cafe. Nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và cũng được xem là một đặc điểm độc đáo của loại gỗ này.
Phân loại gỗ trắc
Dựa theo đặc điểm hình thái, màu sắc và kiểu vân gỗ…mà các chuyên gia chia gỗ trắc thành các loại như sau:
Gỗ trắc đen
Gỗ trắc đen còn được gọi là gỗ trắc ta là loại gỗ quý hiếm nhất tại Việt Nam. Gỗ có màu xám đen đặc trưng, phần lõi đen sẫm có độ bóng đẹp tự nhiên nổi bật. Chất gỗ trắc đen có độ bền chắc hàng đầu mà khó loại gỗ nào có thể vượt qua.
Chính những điều này đã làm nên giá trị đẳng cấp cho các sản phẩm từ gỗ trắc đen. Do đó, dù gỗ quý hiếm giá thành đắt đỏ nhưng gỗ trắc đen vẫn luôn được các khách hàng đại gia săn lùng và lựa chọn.
Gỗ trắc đỏ
Gỗ trắc đỏ còn có tên gọi khác là hồng mộc. Gỗ thân lớn, thịt gỗ màu đỏ để lâu sẽ chuyển dần sang màu đen nhưng không đen rõ như gỗ trắc đen. Là dòng gỗ trắc quý hiếm với chất gỗ cứng, đanh chắc có mùi thơm nhẹ.
Gỗ trắc đỏ không được ưa chuộng ở Việt Nam nhưng được giới nhà giàu Trung Quốc ưu tiên sử dụng. Các sản phẩm chế tác từ gỗ trắc đỏ có gam màu tươi sáng, bắt mắt đem lại vẻ đẹp sang trọng và mang ý nghĩa phong thủy đem lại may mắn, tài lộc cho người sử dụng.
Gỗ trắc xanh
Gỗ trắc xanh có màu sắc xanh ngọc bích vô cùng độc đáo mang lại diện mạo lung linh pha chút huyền ảo cho các sản phẩm được chế tác từ dòng gỗ này. Đặc biệt hơn, gỗ trắc xanh còn sở hữu những đường vân gỗ có thể biến đổi màu sắc khi có ánh sáng chiếu vào và giữ nguyên vẻ đẹp cuốn hút ngay cả trong tối.
Đồng thời, gỗ trắc xanh vẫn sở hữu độ bền chắc cùng tuổi thọ rất cao nên được tìm kiếm và ưa chuộng không chỉ trên thị trường đồ nội thất mà còn được sử dụng làm vật liệu chế tác đồ trang sức, tràng hạt, vòng tay…
Gỗ trắc vàng
Gỗ trắc vàng cùng là dòng gỗ quý hiếm nhưng có giá thành không quá cao như các loại gỗ trắc đen và đỏ. Loại gỗ này cũng sở hữu các đặc tính đanh chắc vốn có cỉa dòng gỗ trắc. Và có màu sắc vàng đặc trưng riêng biệt, khi sử dụng lâu có thể chuyển sang màu sẫm vô cùng nổi vật và cuốn hút nên giá trị của sản phẩm sẽ gia tăng theo thời gian.
Gỗ trắc vàng phân bố ở khu vực Trung, Nam Bộ như Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế…
Gỗ trắc dây
Gỗ trắc dây còn có tên gọi khác là gỗ trắc gai có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis. Thuộc họ cây bụi thân keo, sinh trưởng phát triển chậm cây trưởng thành chỉ đạt chiều cao từ 10 – 15m. Thân cây gỗ nhỏ gỗ già hàng trăm năm mới chỉ đạt đường kính tối đa 0,3m.
Gỗ trắc dây thường được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ và một số loại nội thất đơn giản với giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ trắc khác.
Gỗ trắc Nam Phi
Đúng như cái tên của nó, loại gỗ này có nguồn gốc từ Nam Phi được nhập khẩu về Việt Nam và thường gọi là gỗ trắc ngô. Loại gỗ này không chứa tinh dầu nên không có mùi như các loại gỗ trắc khác.
Gỗ có đặc tính bền chắc giá thành rẻ hơn các loại gỗ trắc có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á. Chúng có thể bị nứt nếu không được xử lý tẩm sấy kỹ càng.
Công dụng của gỗ trắc trong cuộc sống
Cũng giống như các loại gỗ cao cấp khác, gỗ trắc cũng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Dùng để dản xuất nội thất như bàn ghế, bàn trang điểm, bàn làm việc… hoặc các đồ thủ công mỹ nghệ như khay trà, ấm chén, tượng phật, tượng phong thủy…
Cách nhận biết gỗ trắc thật
Để nhận biết gỗ trắc thật cần dựa vào các đặt trưng nổi trội của gỗ:
- Gỗ trắc thật có màu đặc trưng đen, đỏ hoặc vàng. Vân gỗ chìm, các lớp vân xếp chồng lên nhau theo từng lớp tạo thành hiệu ứng 3D như đám mây vô cùng sông động. Nếu cắt lớp ra sẽ nhìn rất rõ màu gỗ và hình dạng vân. Còn các sản phẩm gỗ trắc giả đường vân thường mờ, không rõ nét.
- Tôm gỗ trắc mịn, nhỏ thi thoảng còn xuất hiện tôm màu đen
- Gỗ trắc có mùi thơm nhẹ thoang thoảng, hơi chua nhưng dễ chịu
- Gỗ chứa nhựa nên khi đốt gây ra tiếng nổ tanh tách, khói có màu trắng đục.
- Gỗ trắc rất nặng còn nặng hơn cả gỗ lim
- Gỗ trắc cứa dầu gỗ nên có độ bóng tự nhiên nếu dùng giấy ráp có thể kiểm tra được chất gỗ chính xác nhất.
Cách nhận biết và phân biệt gỗ chắc với các loại gỗ quý khác
Gỗ trắc – gỗ hương
Gỗ trắc và gỗ hương đều thuộc nhóm I các loại gỗ quý hiếm tại Việt Nam và có nhiều màu sắc đa dạng tùy thuộc vào từng loại gỗ.
Gỗ hương đỏ có màu đỏ, hương đá màu xanh, hương vân màu vàng và hương Nam phi màu đỏ thậm. Tất cả các loại gỗ hương đều sở hửu đường vân sắc nét đều đẹp mắt. Chất gỗ cứng chắc có khả năng chống cong vênh, mối mọt và ẩm mốc tốt, giá thành gỗ cao.
Gỗ trắc cũng được phân chia theo màu sắc: gỗ trắc đỏ, trắc xanh, trắc vàng, trắc đen…với đường vân gỗ chìm nổi 3D như tầng mây đẹp mắt. Chất gỗ cứng chắc, nặng có độ bền và khả năng chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt tốt.
Gỗ trắc – gỗ sưa
Gỗ trắc thuộc nhóm I nhưng gỗ sưa thuộc nhóm 2 với 3 loại là trưa trắng, sưa đỏ và sưa vàng. Là loại gỗ tự nhiên sở hữu hệ vân đẹp nhất và có ánh màu khi phơi nắng. Gỗ sưa có độ bền cao, có khả năng kháng nước vượt trội. Không bị nứt nẻ cong vênh khi ảnh hưởng thời tiết.
Gỗ trắc – gỗ mun
Cả 2 đều thuộc nhóm I, gỗ trắc có 4 màu cơ bản nhưng gỗ mun có màu đen đặc trưng, vân gỗ đẹp cuốn hút. Trọng lượng gỗ mun nặng khó trầy xước nhưng chất gỗ lại cứng và giòn nên khó chế tác, dùng càng lâu càng bóng sáng. Giá của gỗ mun phụ thuộc nhiều vào tuổi thọ của gỗ.
Gỗ trắc – gỗ gụ
Gỗ trắc và gỗ gụ thuộc nhóm I, gỗ gụ óc màu vàng lúc tươi và chuyển nâu khi được sấy khô. Vân gỗ dạng xoắn màu nâu đỏ rất đẹp. Chất gỗ cứng, bền chắc có khả nặng chóng mối mọt cong vênh tốt có giá thành cao.
Từ những thông tin về đặc điểm, chủng loại và cách nhận biết gỗ trắc mà chúng tôi vừa tổng hợp. Hi vọng, quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về chất gỗ để có thể dễ dàng nhận biết và lựa chọn đúng các sản phẩm chế tác từ chất liệu gỗ trắc thật sự chất lượng.
Hãy đồng hành cùng Đỗ Gỗ Phạm Gia để có thêm nhiều thông tin hữu ích về gỗ và sở hữu ngay các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên chất lượng hoàn hảo nhất hiện nay.