Gỗ thủy tùng – loại gỗ quý hiếm được mệnh danh “thực vật cổ” của giới đại gia chơi gỗ

gỗ thủy tùng

Là một trong những dòng gỗ quý hiếm liệt vào sách đỏ Việt Nam với giá trị kinh tế đắt đỏ cùng tính ứng dụng cao trong chế tác đồ mỹ nghệ cao cấp. Nên các sản phẩm từ gỗ thủy tùng luôn được dân chơi đồ gỗ săn lùng. Vậy để tìm hiều kỹ hơn về loại gỗ này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Đồ Gỗ Phạm Gia nhé!

Gỗ thủy tùng là gỗ gì? Nơi phân bố cây thủy tùng?

Cây gỗ thủy tùng còn gọi là cây thông nước có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus.

Cây thủy tùng được xếp vào nhóm 1A thuộc các loại gỗ quý cùng nhóm với gỗ trầm hương, trai đỏ và gỗ mun. Hiện nay do tình trạng khau thác quá mức dẫn đến số lượng loài này dần cạn kệt. Vì vậy, loại gỗ này đã được liệt vào sách đỏ Việt Nam thuộc diện những cây gỗ có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn.

Trên thế giới, gỗ thủy tùng được ghi nhận ở 3 nước là Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Là loại cây đặc hữu sống ở khu vực cận nhiệt đới thuộc Đông Nam Trung Quốc, tây Phúc Kiến và đông nam của tỉnh Vân Nam.

Ở Việt Nam, chỉ còn 2 quần thể tự nhiên duy nhất ở huyện Krông Năng và Ea H’leo với số lượng cá thể chỉ còn vài trăm cây cằn cỗi được nhà nước quản lý và bị cấm khai thác.

Đặc điểm hình thái của cây thủy tùng?

cây thủy tùng
Đặc điểm hình thái của cây thủy tùng

Gỗ thủy tùng là cây gỗ lớn có thân to, độ cao của cây trưởng thành có thể hơn 30m, đường kính thân từ 0,6 – 1m hoặc hơn. Cây có vỏ dày hơi xốp màu xám và nứt dọc. Cây rễ khí sinh không ngập, phát sinh từ dễ bên cao 30cm được mọc lan cách gốc từ 6 – 7m.

Là loại cây rụng lá có tán hình nón hẹp. Lá cây thủy tùng có 2 dạng:

  • Cành dinh dưỡng có hình dùi dài 0,6 -1,3 cm dạng xếp 2 đến 3 dãy và thường rụng vào mùa khô.
  • Cành sinh sản có hình vảy dài khoảng 0,4cm không rụng. Nón cây đơn tính cùng gốc và mọc riêng rẽ ở đầu cành.

Quả thủy tùng chín vào tháng 11, tháng 12 và quả rất đặc biệt không hề có hạt. Đo đó, rất hiếm gặp các cây thủy tùng con tái sinh dưới tán rừng. Mà thỉnh thoảng chỉ bắt gặp một vài cây con mọc lên từ rễ thở của cây già nhưng số lượng sống sót rất ít.

Cây thủy tùng sinh trưởng ở trong các khu rừng đầm lầy rậm nhiệt đới rụng lá. Trên các khu đất sình lầy đọng nước thường xuyên, đất feralit nâu đỏ hoặc nâu vàng với độ phì nhiêu cao ở khu vực có độ cao 700m cùng một số loài cây lá rộng.

Các đặc tính vượt trội của gỗ thủy tùng

Gỗ thủy tùng sở hữu nhiều đặc tính vượt trội làm lên giá trị đắt đỏ thuyết phục người dùng:

  • Gỗ thủy tùng có chất gỗ tốt, thớ mịn không bị cong vênh, nứt nẻ có khả năng chống mối mọt tốt đảm bảo chất lượng bền đẹp cùng tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm.
  • Mang lại giá trị thẩm mỹ gia tăng cùng thời gian: gỗ có màu sắc độc đáo tùy thuộc từng loại gỗ và sở hữu đường vân đẹp với 2 dạng cơ bản là vân chuối có khoảng cách thưa nhau và vân chỉ nhỉ nằm sát nhau.
  • Gỗ có tính chịu lực tốt, chịu được sự biến đổi thời tiết và không bị xuống màu theo thời gian, gỗ càng sử dụng lâu càng bóng mịn đẹp mắt.
  • Là loại gỗ có lượng tinh dầu lớn mang lại mùi hương dễ chịu đặc trưng và lưu giữ bền lâu ngay cả khi đã hoàn thành sản phẩm. Đây cũng là yếu tố để nhận biết với các loại gỗ tùng giả.
  • Chất gỗ tùng bền chắc nhưng khá xốp nhẹ nên dễ dàng gia công, chế tác các sản phẩm cầu kỳ, tinh xảo mang tính nghệ thuật cao.
  • Gỗ thủy tùng có tính ứng dụng cao mang đến nhiều giá trị cho người dùng: giá trị sức khỏe, giá trị ứng dụng, giá trị phong thủy, tâm linh và thể hiện độ đẳng cấp và giàu sang cho người chủ sở hữu.
  • Khác với các loại gỗ thông thường, phần gỗ đẹp và chất lượng nhất của cây là phần thân cây và nhánh cây, đây là phần tập trung hầu hết lượng tinh dầu nên mang đến chất lượng và giá trị cao cho phần gỗ này. Còn phần gốc và rễ cây chứa ít tinh dầu nên chất gỗ thường xốp, màu sắc không đẹp, vân ít và có giá trị thấp hơn.

Có bao nhiêu loại gỗ thủy tùng?

Gỗ thủy tùng được chia làm 2 loại là gỗ thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ (loại sống dưới nước và loại sống trên cạn).

Gỗ thủy tùng xanh

Gỗ thủy tùng xanh là loại gỗ thủy tùng được ngâm sâu dưới lớp bùn đất hàng trăm năm. Chính môi trường ẩm đã khiến gỗ chuyên màu xanh đen tự nhiên vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Gỗ được vùi sâu dưới lòng đất Tây Nguyên hoặc thậm chí có những khối gỗ nằm sâu ở lòng hồ thủy điện. Nên việc tìm kiếm và khau thác rất khó khăn tốn nhiều thời gian, công sức.

Loại gỗ này sở hữu những đường vân đậm màu sắc nổi bật. Các đường vân vô cùng sắc nét uốn lượn mềm mại tạo thành các đường tròn đẹp mắt.

Gỗ thủy tùng xanh có niên đại lâu hơn thủy tùng đỏ và có độ thẩm mỹ cao nên sản phẩm gỗ tùng xanh có độ độc, quý hiếm và giá thành cao. Được các đại gia săn đón và sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng cho các sản phẩm tượng hay lục bình từ gỗ thủy tùng xanh.

Gỗ thủy tùng đỏ

Gỗ thủy tùng đỏ phát triển trong mội trường cạn khô giáo đất màu mỡ, phì nhiêu. Thích hợp với những nơi đất bằng hay hơi dốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cây có vỏ màu nâu sẫm hoặc xám. Gỗ màu vàng đỏ và dẫn chuyển sang đỏ thẫm khi vào tâm gỗ. Đường vân gỗ nhỏ thỉnh thoảng còn điểm thêm những đốm sẫm màu trên khối gỗ.

Gỗ thủy tùng đỏ rất tốt không mối mọt cong vênh, có tính thẫm mỹ cao và có mùi thơm nhẹ và chủ yếu được dùng để chế tác lục bình trang trí phong thủy. Một số ít được dùng làm tượng di lặc hay các mẫu sập gỗ đắt đỏ có giá đến vài trăm triệu.

Giá trị kinh tế của gỗ thủy tùng

Vì thuộc họ thông nên gỗ thủy tùng không chắc và nặng như gỗ hương hay gỗ cẩm mà có độ cứng và cân nặng gần giống gỗ ngọc am. Vì vậy, giá trị của gỗ không nằm ở kích thước hay cân năng mà phụ thuộc nhiều vào chất gỗ, màu sắc mùi hương và đặc điểm vân gỗ của cây.

Giá trị của gỗ thủy tùng vô cùng đắt đỏ, theo khảo sát trên thị trường 1m2 gỗ thủy tùng với đường kính khoảng 80cm có thể có giá lên tới 250 – 300 triệu đồng. Gỗ thủy tùng đỏ là loại có giá trị cao nhất. Đã có những bức tượng phật làm từ gỗ thủy tùng có tuổi đời trên 300 năm có giá lên tới hàng tỷ đồng. Nhất là các phần có vân chun, sụn sẽ tạo nên các kệt tác nghệ thuật cực đẹp mang đẳng cấp riêng biệt được các dân chơi gỗ săn tìm và trả giá vô cùng cao.

Chính vì vậy, không phải ai cũng có điều kiện cùng độ chiu chơi để chi ra món tiền khủng để có thể sở hữu các sản phẩm từ loại gỗ độc đáo và đắt đỏ này.

Cách phân biệt gỗ thủy tùng thật giả?

Gỗ thủy tùng rất quý hiếm nhưng vẫn được trao đổi mua bán rất nhiều trên thị trường. Nhưng có một sự thật không phải ai cũng biết là hơn 70% trong số đó là hàng giả. Và gỗ thủy tùng còn thường bị nhầm lẫn với gỗ thông Lào. Vậy hãy cùng tham khảo một số cách để nhận biết gỗ thủy tùng thật sau:

  • Dựa vào mùi hương: gỗ thủy tùng có mùi thơm nhẹ thanh tạo tạo sự dễ chịu, lúc nào cũng tiết nhựa dù đã làm ra sản phẩm. Chứ không hắc và khó chịu như mùi của thông Lào.
  • Dựa vào tỷ trọng của gỗ: gỗ thủy tùng có lượng tinh dầu thơm rất lớn nên chất gỗ nặng cầm chắc tay.
  • Dựa vào đặc điểm đường vân: vẫn gỗ thủy tùng đỏ có màu nâu đỏ uốn lượn sắc nét. Còn vân gỗ thông Lào màu hơi xanh tím, không rõ nét nên khá mờ nhạt.

Chính vì thủy tùng gần họ với thông Lào rất dễ nhầm lẫn. Lợi dụng điều đó nhiều cơ sở thiếu uy tín đã ngâm bùn ngớt và phun sơn Pu tạo vân gỗ cho thông Lào để làm giả gỗ thủy tùng rồi bán với giá đắt đỏ.

Do đó, để tránh mua nhầm hàng giả, bạn nên chú ý kiểm tra phần chân đáy sản phẩm nếu đã được dơn Pu tạo màu thì chắc chắn là hàng giả. Bởi nếu là sản phẩm chế tác từ gỗ thủy tùng thật thì người thợ luôn chừa lại phần đáy sản phẩm không sơn để tinh dầu tiết ra giúp lan tỏa mùi hương.

Gỗ thủy tùng được ứng đụng như thế nào trong đời sống?

Gỗ thủy tùng bền chắc không bị mối mọt, cong vênh lại sở hữu màu sắc cùng đường vân gỗ tự nhiên đẹp mắt nên được ứng dụng làm đồ nội thất cao cấp như bàn ghế phòng khách, tủ trang trí…

Đặc biệt, gỗ thủy tùng còn mang giá trị phong thủy có tác dụng thu hút vượng khí tài lộc. Nên thường được dùng để chế tác các sản phẩm tượng phật, cặp lục bình, tranh treo hay vòng đeo tay phong thủy với ý nghĩa mang lại bình an, may mắn cho người dùng.

lục bình gỗ thủy tùng
Lục bình phong thủy gỗ thủy tùng
tượng gỗ thủy tùng
Tượng di lặc gỗ thủy tùng

Các sản phẩm gỗ thủy tùng sở hữu hương thơm tự nhiên dịu nhẹ mang lại cảm giác thư thái tốt cho sức khỏe con người.

Nón chính và cành lá của cây thủy tùng còn được sử dụng làm thuốc giảm đau, chữa phong thấp.

Ngoài ra, cây có dáng đẹp là loại cây thể hiện sự thanh khiết, kiên cường phù hợp với các gia chủ nam. Và loại cây này còn tượng trưng cho sự hài hòa của ngủ hành phong thủy. Nên còn được các đại gia trồng làm cảnh với ý nghĩa mang lại sức khỏe, trường thọ cho các thành viên trong gia đình.

Cây thủy tùng còn được trồng ven ao hồ để chống xói mòn, giữ đất.

Các sản phẩm từ gỗ thủy tùng có giá trị vô cùng cao mang đến những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng. Vì vậy, bạn hãy tích lũy những kiến thức cần thiết và thật sáng suốt để lựa chọn được các sản phẩm chất lượng từ loại gỗ thủy tùng quý hiếm này nhé!