Gỗ sến là gỗ gì? Tổng quan về chất liệu gố sến bạn cần biết

gỗ sến

Là một trong 4 loại gỗ tứ thiết với độ quý hiếm và giá trị cao. Nên cái tên gỗ sến đã qua quen thuộc với hầu hết mọi người dân Việt Nam. Nhưng không ít người vẫn còn thắc mắc loại gỗ này là gỗ gì? Có ưu nhược điểm và đặc tính ra sao mà lại được ưa chuộng đến vậy? Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn qua bài viết sau đây.

Gỗ sến là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy?

Gỗ sến là một loại gỗ quý có tên khoa học là Madhuca pasquieri và được gọi với nhiều tên gọi khác như mật, sến dưa, sến giũa, sến ngũ điểm, sế năm ngón…Là loài thực vật thuộc bộ Eriacales và thuộc họ hồng xiêm (sapotaceae).

Gỗ sến là một trong tứ thiết cùng hàng với 3 loại gỗ quý khác là đinh, lim, táu. Và thuộc nhóm II trong danh sách gỗ Việt Nam và thuộc top gỗ quý đang được bảo vệ.

Đặc tính sinh trưởng, nơi phân bố

Trên thế giới, gỗ sến thường thích nghi ở môi trường nhiệt đới mưa ẩm, phân bố nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc và được trồng với số lượng rải rác ở một số nước như Thái Lan, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Nam Phi và một số nước Trung Phi…

Ở Việt Nam, cây gỗ sến mọc rãi rác ở các khu rừng rậm nhiệt đới ở khu vực Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Quảng Bình. Ở khu vực Hà Trung, Thanh Hóa cây sến thường mọc tập trung thành rừng thuần hoặc mọc hỗn giao với cây lim xanh.

Ngoài ra, còn phân bố nhiều ở các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Tây Ninh và Kiên Giang. Nơi trồng nhiều sến nhất ở nước ta là Gia Lai và Khánh Hòa.

Đặc điểm hình thái của cây gỗ sến

gỗ sến
Đặc điểm hình thái của cây gỗ sến

Sến là cây gỗ lớn sinh trưởng chậm, cây thích nghi và phát triển mạnh ở những vùng đất tốt và ẩm. Khi trưởng thành cây có thể đạt độ cao từ 30 – 35m, có cây đạt đến 40m.

Phiến lá sến có hình bầu dục dài hoặc hình trứng ngược dài từ 6 – 16cm, rộng từ 2 – 6cm, đầu lá tù và có mũi nhọn rộng. Hoa mọc ở các nách lá các lá trên thường có 2 – 3 hoa, hoa có tràng nhẵn màu vàng thường ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3.

Cây ra quả vào tháng 11, tháng 12 quả hình cầu hoặc hình bầu dục dài 2,5 – 3cm. Hạt cây có hình trứng và chứa một nửa chất dầu béo nên thường dùng cho ngành công nghiệp chế biến và có thể ăn được. Cây được tái sinh bằng chồi hoặc hạt ở các khu vực có lượng mưa lớn. Có thể trồng xen kẽ trong các khu rừng nhiệt đới.

Ưu nhược điểm của gỗ sến

Ưu điểm

Gỗ sến được rất nhiêu khách hàng yêu thích và tin tưởng lựa chọn bởi chúng sở hữu rât nhiều ưu điểm nổi trội:

  • Chất lượng gỗ cực tốt – tuổi thọ cao: chất gỗ cứng cáp, chắc chắn, có khả năng chịu lực, chịu nén cực tốt. Gỗ chịu được độ ẩm tốt, ít bị ảnh hưởng của hơi ẩm và nhiệt độ. Đồng thời không bị mối mọt xâm hại nên đảm bảo độ bền đẹp cùng tuổi thọ dài lâu cho sản phẩm.
  • Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ sang trọng: chất gỗ có màu đỏ nâu đặc trưng, ấn tượng và sở hữu những đường vân gỗ đều, nhỏ và liền mạch cực kỳ đẹp mắt. Màu sắc các thớ vân không đều nhưng mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ độc đáo, sang trọng luôn được lòng các dân chơi đồ gỗ săn đón và lựa chọn. Các vật dụng làm từ gỗ sến thể hiện được độ đẳng cấp và chịu chơi của gia chủ.
  • Có tính ứng dụng cao: gỗ sến có thể được ứng dụng đa dạng cho nhiều lình vực sản xuất nội thất: giường ngủ, sập gỗ hay cột nhà…Và phù hợp được nhiều phong cách từ các phong cách hiện đại, sang trọng đến các phong cách cổ điển, truyền thống.
  • Mọi bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng: hạt có tinh dầu có thể ăn được, vỏ cây sử dụng làm giảm sự lên men của đường, lá cây trị bỏng, gỗ làm nội thất, sản phẩm điêu khắc, mỹ nghệ…
  • Đặc biệt, gỗ sến còn ấm về mùa đông, mát vào mùa hè và không bị đổ mồ hôi khi sử dụng nên đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu của Viên Nam và thường ứng dụng cho nội thất gia đình.

Nhược điểm

Tuy nhiên, gỗ sến vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm:

  • Giá thành gỗ sến ngày càng cao và không ổn định do nguồn gỗ ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung thấp hơn cầu.
  • Chất gỗ sến cứng và nặng nên khiến cho việc vận chuyển và chế tác gặp khó khăn. Đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và mất nhiều thời gian, công sức gia công.

Với những đặc tính vượt trội như vậy, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá gỗ sến là một loại gỗ tốt, chất lượng cao đáng để đầu tư một mức giá khá đắt để sở hữu được chúng.

Phân loại chất liệu gỗ sến

Trên thị trường hiện nay có 3 loại gỗ sến phổ biến là gỗ sến đỏ, sến mật và sến mủ mỗi loại có những đặc điểm như sau:

Sến đỏ

Sến đỏ là cây thân gỗ thuộc họ sến có đường kính lớn, độ cao đạt đến 30m, đường kính từ 0,7m – 1m. Cây ra hoa vào tháng 1 đến tháng 2 và có quả vào từ tháng 3 đến tháng 5.

Ở Việt Nam, cây gỗ sến đỏ phân bố nhiều ở các khu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới hoặc rừng nửa rụng lá có độ cao 1300m.

Chất gỗ sến đỏ rất đanh chắc, thịt gỗ màu đỏ nâu vân gỗ đẹp, chịu lực tốt nên có thể gia công thành nhiều sản phẩm đồ gỗ hàng thủ công mỹ nghệ sang trọng với giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, gỗ sến đỏ có độ cứng rất cao nên việc gia công, cắt xẻ khá khó khăn.

Sến mật

Giống như các loại sễn khác, gỗ sến mật cũng có màu nâu đỏ và có độ cứng rất tốt, chất gỗ nặng, chịu được cường độ lực lớn nhưng khó gia công nhưng dễ nẻ. Nên các loại sập thở, cột gỗ nhà cổ xưa đều thường làm từ gỗ sến mật. Đây được coi là loại gỗ hảo hạng được bán với giá cực đắt đỏ thường được các gia đình có điều kiện kinh tế ưu tiên sử dụng.

Cây sến mật cao từ 30 – 35m, tán lá rộng, cây sinh trưởng phát triển chậm. Hạt sến mật có chứ 30 – 35% dầu béo nên có thể dùng để ăn hoặc dùng trong công nghiệp thực phẩm. Lá sến mật được nấu thành cao chữa bỏng.

Cây gỗ sến mật mọc nhiều ở các khu rừng nhiệt đới từ Lao Cai, Lạng Sơn đến Quảng Bình và đặc biệt có nhiều ở khu vực Tam Quy (Hà Trung – Thanh Hóa).

Sến mủ

Sến mủ là một chi họ của gỗ sến, là dòng gỗ quý được xếp ngang hàng với gỗ đinh hương. Gỗ sến mủ mang nhiều đặc trưng riêng biệt để phần biệt với các dòng sến khá như: cây gỗ sến ít dác, phần dác và lõi gỗ phân biệt. Thịt gỗ thường có màu vàng nhạt nếu dùng lâu theo thời gian sẽ chuyển sang màu vàng sậm hoặc đỏ nhạt.

Sến mủ thuộc loại gỗ dầu nên bề mặt gỗ thường có những sợi sẫm, chất gỗ có độ cứng và nặng.

Gỗ được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Khánh Hòa, Kiên Giang…. Đây là loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao nên bị khai thác triệt để vì vậy ngày càng cạn kiệt và được được bảo vệ.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích riêng mà nhiều ngưới có nhưng lựa cọn các loại sến khác nhau. Trong đó, được ưu thích và sử dụng phổ biến nhất chính là sến mủ bới chúng sở hữu nhiều đặc tính làm nên cái hồn sang trọng, đẳng cấp cho từng sản phẩm sau hoàn thiện.

Giá trị kinh tế và ứng dụng của gỗ sến trong đời sống

So với các loại gỗ tự nhiên khá, gỗ sến có giá trị kinh tế đắt đỏ thuộc hàng quý hiếm dùng chế tác đồ nội thất cao cấp như sập gỗ, sập ngựa… (nhất là các loiaj gỗ sến nhập khẩu rừ Nam Phi với đường kính gỗ lớn, đã có những mẫu hàng khủng có đường kính trên 2m). Và dùng để sản xuất bàn ghế tiếp khách, bàn ghế ăn, tủ đựng đồ…

Từ xa xưa, gỗ sến đã được sử dụng làm các công tình đền, chùa, nhà gỗ sân vườn vơi các chi tiết cột, kèo, mái, cửa gỗ chắc chắn với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Và dùng để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trang trí như đục tranh, tạc tượng gỗ hoặc làm vòng đeo tay, tràng hạt… vừa mang ý nghĩa  phong thủy lại tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Ngoài ra, gỗ sến còn được ứng dụng trong y học, mỗi bộ phận của cây đều có công dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau như: vỏ cây có vị chát là loại thuốc có tác dụng thu liêm trừ ly, còn được dùng để ngăn ngừa làm chậm quá trình lên men của đường.

Người lớn tuổi còn sử dụng sến để ăn trầu là một nét đẹp văn hóa xa xưa như một cách để bảo vệ răng miệng. Hoa sến dùng làm thuốc trợ tim, hạ sốt. Bộ rễ của cât sến có thế đẹp còn được dùng để làm cảnh chơi bonsai hoặc chế tác thành bàn ghế uống trà đầy nghệ thuật rất đẹp mắt.

Chắc chắn sau khi đọc bài viết này mọi thắc mắc của bạn về chất liệu gỗ sến đều sẽ được giải đáp cặn cẽ. Giúp bạn có thêm thật nhiều các thông tin hữu ích về các loại gỗ tự nhiên để có thể dễ dàng nhận biệt và lựa chọn được các sản phẩm đúng chất liệu gỗ mong muốn.

Hãy theo dõi và đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích của Đồ Gỗ Phạm Gia để có thêm nhiều kinh nghiệm về gỗ nhé!