Từ xưa đến nay, gỗ mít vẫn luôn là một loại gỗ quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài là loại cây ăn quả thì gỗ mít còn là một loại gỗ chất lượng được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất nhất là làm đồ thờ cúng và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Vậy để hiểu hơn về loại gỗ này, Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn tổng hợp thêm nhiều thông tin hữu ích về gỗ mít nhé!
Gỗ mít là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy?
Gỗ mít được khai thác từ cây mít, loại mít vẫn trồng để ăn quả hoặc cây mít rừng. Tên khoa học của cây mít là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở Việt Nam, cây mít là loại cây ăn quả phổ biến khắp cả nước. Cây có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, tại Bangladesh, quả mít được coi là quốc quả của đất nước này.
Gỗ mít thuộc nhóm IV trong bảng phân loại gỗ Việt Nam, là nhóm gỗ có trọng lượng nhẹ, giá thành thấp và có nguồn cung dồi dào, dễ gia công và cùng nhóm với các loại gỗ khác như: gỗ sến đỏ, gỗ thông ba lá, gỗ re gừng, gỗ sụ…
Gỗ mít phân bố ở đâu?
Cây mít được trồng nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á, Việt Nam, Thái Lan, Philipin, Ấn Độ, Bangladesh.
Cây mít rất ưa khí hậu nóng và mưa nhiều thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu của Việt Nam, nên cây mít được trồng khắp các tỉnh trên cả nước, đặc biệt trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Cây mít là cây ăn trái thân gỗ nhỏ và thường được trồng ngoài trời, loại cây này rất dễ thích nghi nên có thể trồng ở khắp mọi nơi kể cả các vùng đất nghèo dinh dưỡng. Thực tế, người dân thường chọn các vị trí khô ráo, thoát nước tốt không bị tình trạng ngập úng kéo dài để cây mít sinh trường tốt nhất.
Đặc điểm hình thái của cây gỗ mít
Cây gỗ mít cao trung bình từ 10 – 30m, vỏ cây dày có màu xám sẫm, cây phần nhiều cành với tán lá rộng từ 5 – 10m. Cây mít nhỏ thường có đường kính gố từ 10cm – 20cm, các cây trung bình có đường kính từ 20 – 30cm và có những cây mít lớn cổ thụ có đường kính gốc trên 30 – 40cm.
Cây mít phân cành thành nhiều cấp, các cành non có lông và vết vòng lá kèm. Các cành sẽ quyết định đến kích thước của tán lá. Cây càng sinh trưởng phát triển tốt thì sẽ càng có nhiều cành.
Là mít là lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan rộng hoặc hình trứng ngược dài từ 7 – 15cm, đầu lá có mũi tù ngắn, mép lá nguyên. Ở những cây non thường chia thành 3 thủy, mặt trên lá màu lục đậm bóng. Cuống lá dài từ 1 – 2,5cm. Là kèm lớn dính thành mo ôm cành và sớm rụng. Là mít thường được người dân dùng làm đế lót oản cúng phật và gói thuốc lào truyền thống.
Hoa mít là hoa đơn tính cùng gốc, nên cả 2 giới đều có mặt trên cùng một cây.Các cụm hoa mọc ra ở trên thân hoặc các cành chính. Các hoa đực mọc hình bông đuôi sóc, mỗi cụm hoa đực dài có nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống có 2 cánh dính nhau ở đỉnh. Cụm hoa cái có hình bầu dục ở ngay trên thân cây hoặc các cành già. Các hoa cái có kích thước nhỏ màu hơi xanh lục mọc thành cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi, phần bầu nhụy thượng. Sau khi thụ phấn sẽ phát triển thành quả tụ có thể rất lớn gồm nhiều quả bế hợp thành.
Cây mít thường ra quả sau 3 năm tuổi và là loại quả phức ăn được có hình bầu dục với kích thước (20 – 30)cm x (30 – 60)cm. Quả mọc từ dưới gốc lên đến các cành và ra vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè vào tháng 7 – tháng 8. Đây là một loại quả ngon ngọt có mùi thơm đặc trưng rất được người dân Việt Nam yêu thích.
Hạt mít được hình thành bên trong quả thật phát triển đầy đủ. Hạt có hình thuôn dài khoảng 2 – 4cm, rộng 1,5 – 3cm. Hạt không có nội nhũ mà chỉ có 2 lá đài. Trong hạt chứa nhiều dinh dưỡng nhất là chất bột có thể dùng như một loại lại lương thực để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành những món ăn ngon. Hạt mít có khả năng nảy mầm khỏe và là giải pháp nhân giống chủ yếu.
Ưu, nhược điểm của gỗ mít
Nhiều người vẫn luôn băn khoăn với câu hỏi “ Gỗ mít có tốt hay không?”. Vậy để câu trả lời thỏa đáng nhất hãy cùng tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của gỗ mít.
Ưu điểm
Gỗ mít là loại gỗ tốt mang lại giá trị kinh tế cao sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội thuyết phục người dùng sử dụng:
- Gỗ mít có gam màu vàng sáng tự nhiên nhưng khi dùng lâu sẽ chuyển thành màu sẫm đỏ dễ dàng phù hợp với các thiết kế nội thất khác nhau đặc biệt mang lại vẻ đẹp sang trọng cho các mẫu cổ điển truyền thống.
- Gỗ mít có mùi thơ tự nhiên dịu nhẹ gần giống mùi trầm mang lại sự dễ chịu khi sử dụng.
- Chất gỗ dẻo dai, thớ gỗ mịn, vân gỗ không nhiêu nhưng nhu mô trong mạch dễ nhìn thấy mang lại vẻ đẹp độc đáo thích hợp làm nội thất phòng thờ. Gỗ có độ dẻo dai tạo điều kiện cho viêc đục đẽo, chạm khắc các họa tiết hoa văn tinh xảo được dễ dàng hơn.
- Tuổi thọ trung bình của gỗ mít cao có thể vài chục năm đến cả trăm năm nên đảm bảo độ bền với thời gian. Xưa chỉ các bậc quyền quý, giàu sang mới có điều kiện để sử dụng các sản phẩm từ gỗ mít lâu năm để thể hiện sự giàu có, phú quý của chủ nhà nên thường có câu “nhà ngói cây mít”.
- Trọng lượng gỗ mít khá nhẹ ít bị cong vênh mối mọt mang lại độ bền đẹp lâu dài cùng thời gian.
- Gỗ mít được trồng phổ biến dễ tìm thậm chí nhiều gia đình trồng cả vườn với diện tích lớn để thu quả và lấy gỗ. Nên nguồn gỗ khá dồi dào và giá thành không quá cao.
Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng gỗ mít vẫn có hạn chế lớn do không phải cây trồng để lấy gỗ chính nên thân gỗ không được to chỉ giao động từ 20 – 30cm hoặc to lắm đến 50cm. Và thân cân thường không được thẳng hay bị cong queo tiết diện nhỏ nên khó chế tác các sản phẩm kích thước lớn.
Vì vậy, trên thị trường hiện nay đã sử dụng các loại gỗ mít nhập khẩu từ Lào có kích thước to hơn nhưng chất gỗ mít Lào được đánh giá không đẹp bằng gỗ mít trồng tại Việt Nam.
Gỗ mít được phân làm mấy loại?
Gỗ mít cũng được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có một đặc tính vượt trội riêng như sau:
Gỗ mít dai
Gỗ mít dai có ít lõi cây có tuổi đời từ 60 năm nhưng chu vi lõi gỗ cũng chỉ khoảng 15 – 20cm bằng chu vi của cái phích nước thường dùng trong mọi gia đình. Những lõi mít dài có chất lượng rất tốt dẻo và bền hầu như ít cong vênh, co ngót nhưng ít được ưa chuộng.
Gỗ mít mật
Gỗ mít mật có phần lõi gỗ nhiều hơn mít dai do phần thân vỏ, dác gỗ rất mỏng. Cây có thể khai thác lấy gỗ từ khi cây đạt độ tuổi 30 năm. Đây là loại gỗ mít được ưa chuộng nhất hiện nay.
Gỗ mít rừng
Gỗ mít rừng được khai thác từ một loại cây có quả có mùi hương như quả mít nhưng không có múi. Còn được gọi là ba – la – mít. Tôm gỗ to và kém mịn nên có chất lượng và độ thẩm mỹ không tốt bằng gỗ mít vườn.
Gỗ mít Nam Phi
Gỗ mít Nam Phi là một loại gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi có màu và chất gỗ tương đồng với gỗ mít chứ thực chất không phải gỗ từ cây mít. Loại gỗ này cần có thời gian xử lý nghiêm ngặt mất nhiều thời gian để chống cong vênh, nứt nẻ. Để phù hợp với yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đồ thờ sơn son bắt mắt.
Thông thường các cơ sở gỗ ở Việt Nam sẽ nhập khẩu nguyên khối gỗ mít Nam Phi về và tiến hành các giai đoạn xử lý chống cong vênh, nứt nẻ và mối mọt sau đó phủ thêm lớp sơn bề mặt có thể là sơn Pu bảo vệ.
Giá thành của gỗ mít có đắt không?
Rất khó để định giá chính xác 1 khối gỗ mít bao nhiêu tiền và có đắt hay không. Bởi giá thành của gỗ phụ thuộc rất nhiều vào kích thước, chủng loại cũng như sự biến động của thị trường. Nên tùy mỗi thời điểm mà giá thành của gỗ mít cũng không giống nhau.
Nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định gỗ mít có một mức giá khá mềm rất phù hợp với điều kiện kinh tế và mức thu nhập của người dân Việt Nam và mọi người đều dễ dàng sở hữu được. Gỗ mít sẽ có giá giao động khoảng từ 10.000.000 – 12.000.000Vnđ/m3.
Tại sao gỗ mít lại được ưa chuộng tại Việt Nam
Gỗ mít rất được ưa chuộng tại Việt Nam không chỉ bởi các ưu điểm nổi bật của gỗ mà còn ở ý nghĩa phong thủy và mức độ phổ biến của cây gỗ mít:
- Ý nghĩa phong thủy: Ở Ấn Độ cây mít được gọi với tên Paramitra là loại cây linh thiêng của đất nước. Còn ở Việt Nam vào thời Minh Mạng 17, nhà vua đã cho chạm khắc hình tượng cây gỗ mít vào đỉnh đồng kèm theo dòng chữ ba la mật mang một ý nghĩa vô cùng tự hào vệ loại cây này. Các sản phẩm từ gỗ mít đều mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển đem đến may mắn, tài lộc cho gia đình.
- Độ phổ biến: ở Việt Nam cây mít được trồng ở hầu hết mọi nơi và còn được nhập khẩu từ Lào, Nam Phi nên nguồn cung cấp gỗ rất dồi dào và dễ kiếm.
Dù được ưa chuộng và phổ biến những không phải không có nhưng đơn vị thiếu uy tín cung cấp hàng kém chất lượng. Vì vậy, bạn vẫn cần cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng khi mua sắm.
Ứng dụng của gỗ mít trong lĩnh vực nội thất
Gỗ mít là một trong những loại gỗ phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Cùng với vai trò là một loại cay ăn quả có giá trị kinh tế cao. Thì gỗ mít còn là một vật liệu tốt được sử dụng để làm đồ nội thất, đồ mỹ nghệ trang trí…
- Từ xa xưa gỗ mít đã được sử dụng làm bàn thờ để thể hiện sự sum vầy, đủ đầy cho gia chủ. Ngoài ra, gỗ còn được sử dụng làm giường ngủ, bàn ghế, tủ quần áo, kệ trang trí…
- Gỗ mít được sử dụng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ như lục bình gỗ, điêu khắc tượng gỗ, đồ thờ… thể hiện đúng văn hóa tâm linh phương Đông của người Việt.
- Ngoài ra gỗ mít còn để sản xuất các loại nhạc cụ âm nhạc như tạo ra cồng chiêng, trống, mộc cầm dân tộc với ưu điểm của gỗ cho ra các sản phẩm có màu sắc bắt mắt và âm thanh trong sáng.
So sánh gỗ mít với gỗ hương
Gỗ mít và gỗ hương đều là 2 loại gỗ khá quen thuộc với những người yêu thích gỗ và rất dễ dàng nhận biết và phân biệt 2 loại này.
- Gỗ mít thuộc nhóm IV có giá trị và chất lượng thấp hơn hẳn so với gỗ hương. Chất gỗ màu vàng sáng khi lâu năm sẽ có màu đỏ sẫm, thớ gỗ mịn nhưng vân gỗ ít. Chất gỗ dẻo dai, cứng vừa phải có độ bền tốt và ít bị cong vênh, dễ gia công đục đẽo.
- Gỗ hương thuộc nhóm I dòng gỗ quý hiếm nên giá thành khá đắt đỏ. Chất gỗ cứng có khả năng chống mối mọt, cong vênh hiệu quả. Thịt gỗ màu đỏ thẫm, thớ gỗ đặc mịn với các đường vân gỗ có họa tiết độc đáo, đẹp mắt và gỗ có mùi hương đặc trưng dịu nhẹ.
So sánh gỗ mít với gỗ gụ
Cũng giống như gỗ hương, gỗ gụ cũng là loại gỗ quý thuộc nhóm I nên mức độ quý hiếm và chất lượng cũng vượt trội hơn gỗ mít.
Gỗ gụ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng đặc trưng và chuyển thành màu nâu đỏ hoặc nâu đậm khi gỗ lâu ngày. Gỗ sở hữu các đường vân màu đỏ dạng xoắn rất đẹp. Chất gỗ cứng, bền chắc chống cong vênh mối mọt tốt nên đảm bảo tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Giá của gỗ gụ có thể gấp 3 – 5 lần gỗ mít.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích mà Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiểu và tổng hợp lại về chất liệu gỗ mít. Hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loại gỗ quen thuộc này để có thể lựa chọn đúng các sản phẩm gỗ mít chất lượng nhất cho gia đình sử dụng.