Gỗ gụ là gì? Những thông tin cần biết về gỗ gụ

gỗ gụ

Từ xưa đến nay, các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Đặc biệt là đồ gỗ gụ được ông cha ta sử dụng rất phổ biến và được ưa chuộng hơn cả.

Vậy điều gì khiến loại gỗ này được yêu thích đến vậy? Hãy cùng Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiều nhé!

Gỗ gụ là gì? Đặc điểm nhận biết gỗ gụ?

Gỗ gụ là gì?

Gỗ gụ còn được các địa phương gọi với tên gọi khác là gụ hương, gõ dầu, gõ sương, gụ lau…Là loại cây thân gỗ lớn họ đậu có tên khoa học là Sindora tonkinensis. Là dòng gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao thuộc nhóm I trong sách đỏ Việt Nam.

Cây gỗ gụ có độ cao từ 20 – 30m, thân cây có đường kính trung bình từ 0,6 – 0,8m, có những cây phát triển vượt mức 1m. Thân cây thẳng dài, chất lượng gỗ tốt nên thường được sử dụng để sản xuất các món đồ nội thất cao cấp lớn.

Đặc điểm nhận biết

Mỗi loại gỗ sẽ có những đặc tính riêng làm nên nét đặc trưng để dễ dàng nhận biết. Và gỗ gụ cũng vậy, bạn có thể căn cứ vào những đặc điểm sau để nhân biệt và phân biệt gỗ gụ với những loại gỗ khác:

  • Màu sắc: đây là yếu tố đầu tiền và rõ nét nhất để bạn có thể nhận dạng chất liệu gỗ gụ. Gỗ gụ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng khi để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Sau khi đánh bóng sẽ có màu nâu đỏ hoặc nâu đậm.
  • Mùi hương: gỗ gụ có mùi chua nhưng không hăng đây là cách kiểm nghiệm trực quan mà nhiều người sử dụng để nhận biết gỗ gụ. Bạn có thể ngửi mùi hương để nhận biết gỗ.
  • Đường vân gỗ: gỗ gụ có thớ thẳng vân mịn đẹp có hình dáng như hoa rất đa dạng và độc đáo. Các đường vân uốn lượn mềm mại, tinh tế.
  • Trọng lượng: gỗ gụ thuộc nhóm gỗ có tỉ trọng lớn, nặng hơn nhiều so với các loại gỗ phổ thông khác. Do đó, bạn có thể cầm lên để cảm nhận độ nặng của gỗ.
  • Độ bền: là dòng gỗ quý đứng đầu về độ bền và khả năng tạo hình đa dạng. nên gỗ gụ ít bị cong vênh, mối mọt. Mang lại tuổi thọ hàng chục năm mà chất lượng vẫn tốt và dùng càng lâu gỗ càng bóng sáng đẹp mắt.

Nguồn gốc và tình trạng hiện tại của gỗ gụ?

Gỗ gụ phân bố chủ yếu ở các nước Đông Dương như Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra còn có ở Thái Lan, Malaysia, philippin, Nam florida và một số quốc gia  Châu Phi.

Ở Việt Nam, gỗ gụ phát triển phổ biến ở Quảng Bình và các tỉnh Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắk và một số tỉnh Trung bộ như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận tời khu vực Đông Nam Bộ.

Hiện nay, do tình trạng khai thác rừng bừa bãi dẫn đến cây gỗ gụ có tuổi đời lâu năm đã dần cạn kiệt và được xếp vào sách đỏ Việt Nam vào năm 2007. Chính vì vậy nhà nước đã có kế hoạch trồng rừng để bảo tồn và phát triển loại gỗ quý hiếm này.

Ưu nhược điểm của gỗ gụ?

Ưu điểm

Gỗ gụ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật tạo thành lợi thế thuyết phục người dùng ưu tiên lựa chọn để làm đồ nội thất và đồ thủ công mỹ nghệ…

  • Cây gỗ gụ có đường kính thân lớn, cây cao thằng dài nên khai thác được những khối gỗ lớn dài thuận lợi cho việc chế tác các sản phẩm kích thước lớn
  • Thớ gỗ mịn đanh chắc đều được khai thác từ những cây gỗ lâu năm nên có độ bền đảm bảo không bị cong vênh và có khả năng chống trầy xước, chịu được những tác động mạnh. Đồng thời còn giúp cho viếc chế tác đục chạm các họa tiết cầu kỳ, tinh xảo được rõ ràng, sắc nét.
  • Màu sắc gỗ độc đáo từ màu vàng nhạt chuyển sang nau đỏ hay nâu đậm bắt mắt mang lại diện mạo sang trọng, bắt mắt cho sản phẩm. Màu sắc gỗ còn càng trở lên bóng đẹp hơn sau thời gian sử dụng. Vì vậy, bạn sẽ không phải lo sản phẩm bị phai màu theo thời gian.
  • Vân gỗ dụ vô cùng độc đáo với hình dạng xoắn, thẳng đa dạng kết hợp cùng màu gỗ tự nhiên làm nên vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt mà chỉ dòng sản phẩm gỗ tự nhiên mới có được.
  • Bản thân gỗ gụ tiết ra chất có khả năng chống sâu si, mối mọt hiệu quả.
  • Gỗ có tuổi thọ cao đảm bảo độ bền theo năm tháng có thể lên tới cả trăm năm tuổi.

Nhược điểm

Cây gỗ gụ sinh trường khá châm, nguồn gỗ ngày càng khan hiếm nên sản lượng gỗ khai thác hàng năm thấp. Từ đó dẫn đến việc giá thành của gỗ gụ khá đắt đỏ vì vậy không phải ai cũng có thể sở hữu được.

Các loại gỗ gụ phổ biến hiện nay

Gỗ gụ chủ yếu được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ của gỗ đến từng các vùng khác nhau và được chia thành 4 loại chính như sau:

Gỗ gụ ta

Gỗ gụ ta hay còn gọi là gỗ gụ bông lau. Là loại gỗ quý hiếm phân bố nhiều ở các khu rừng thuộc tình Quảng Bình. Gỗ có ưu điểm nổi bật là tâm gỗ mịn, chất gỗ đanh chắc và màu gỗ đẹp nhưng vì gỗ ngày càng khan hiếm nên giá thành của gỗ gụ ta khá cao.

Gỗ gụ ta chủ yếu được sử dụng để làm đồ nội thất như sập thờ, kệ tủ, giường ngủ, bàn ghế…

Gỗ gụ mật

Gỗ gụ mật là loại gỗ được trồng phổ biến ở các tỉnh Gia Lai, Nghệ An của nước ta hoặc một số nơi ở Campuchia.

Gỗ gụ mật được biết đến là loại gỗ trồng công nghiệp cây có chiều cao từ 15 – 30m, đường kính cây dao động từ 0,5m – 0,8m. Thân gỗ chắc chắn, thẳng có màu nâu và gỗ có mùi chu. Thường dùng để chế tác đồ dùng, đồ nội thất, cửa nhà…

Gỗ gụ Lào

Gỗ gụ Lào được nhập khẩu từ Lào có tính thương mại cao. Chất lượng gỗ tốt, màu sắc và vân gỗ phù hợp để sản xuất đồ thủ công và đồ dùng gia dụng trang trí cho gia đình.

Trọng lượng của gụ Lào nhẹ hơn các loại gỗ gụ khác nên dễ dàng di chuyển và chế tác, đảm bảo được vẻ đẹp thẩm mỹ mà lại có giá thành mềm hơn nên rất được ưa chuộng trên thị trường nước ta.

Gỗ gụ Nam Phi

Gỗ gụ Nam Phi được nhập khẩu từ các nước khu vực Nam Phi với giá thành tương đối rẻ và chất lượng được đánh giá không cao bằng các loại gụ ta và gụ mật..Thớ gỗ mịn trung bình, chất gỗ màu hồng nhạt khi còn non và chuyển nâu đỏ đậm khi cây trưởng thành. Tại nước ta gỗ gụ Nam Phi được sử dụng ít hơn các loại gụ khác.

Giá của gỗ gụ sẽ phụ thuộc vào từng loại gụ và kích thước bề mặt nên hãy dựa vào nhu cầu và điều kiện tài chính của bản thân mà bạn có thể lựa chọn chất gỗ phù hợp nhất.

Gỗ gụ thường dùng để làm gì?

Với nhiều đặc tính vượt trội nên gỗ gụ được ứng dụng trong nhất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, đặc biệt là ngành sản xuất đồ nội thất.

  • Thời xưa những cây gỗ gụ lớn thường được ông ta ta sử dụng làm cột nhà gỗ, cột chùa…(điển hình là các dinh thự, biệt phủ xưa hay công trình kiến trúc cung đình Huế…) hoặc để làm trường kỷ, sập gụ tủ chè. Vỏ gỗ gụ được dung làm thuốc nhuộm.
  • Ngày nay, gỗ gụ được dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình như bàn ghế, tủ quần áo, kệ tivi, giường ngủ, cửa gỗ, tay vịn cầu thang…Hoặc nội thất văn phòng: tủ hồ sơ, bàn làm việc…
  • Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ: lục bình, bình phong, câu đối, tranh gỗ, tượng phong thủy…
  • Dùng để đòng thuyền xây nhà, xây đền miếu, chùa chiền…
  • Chế tác các dụng cụ âm nhạc như đàn guitar, hộp đàn piano…
sập gụ
Sập thờ gỗ gụ
tranh gỗ gụ
Tranh tứ quý gỗ gụ
bàn ghế gỗ gụ
Bàn ghế phòng khách chất liệu gỗ gụ

Những lưu ý khi sử dụng đồ nội thất gỗ gụ

Gỗ gụ là dòng gỗ quý hiếm có độ bền cao không sợ sâu mọt. Nhưng khi sử dụng cũng cần bảo quản đúng cách để đảm bảo các sản phảm gỗ gụ luôn được bóng mịn mang lại vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian:

  • Lau chùi, vệ sinh sản phẩm thường xuyên bằng khăn khô để đảm bảo độ sáng bóng và giữ màu bắt mắt.
  • Tránh đặt sản phẩm ở những nơi quá ẩm thấp như cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh hay những chỗ mưa dột…
  • Tránh va đập các vạt sắc nhọn lên bề mặt có thể gây trầy xước gỗ
  • Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp quá lâu có thể làm bay màu và giảm tuổi thọ của gỗ.
  • Nếu sử dụng thời gian quá lâu có thể mang đến các cơ sở đồ gỗ để tân trang làm mới lại

So sánh gỗ gụ với các loại gỗ quý hiếm khác

Gỗ gụ với gỗ gõ đỏ

Gỗ gụ và gỗ gõ đỏ đều thuộc nhóm I nhưng cây gỗ quý hiếm tại Việt Nam.

  • Gỗ gụ có màu vàng nhạt, vàng trắng sau chuyển thành nâu đỏ hoặc nâu đậm. Đường vân gỗ màu nâu đỏ dạng xoắn đẹp mắt. Chất gỗ cứng, bền chắc có khả năng chống mối mọt, cong vênh. Đảm bảo tuổi thọ cao hàng trăm năm.
  • Gỗ gõ đỏ có màu đỏ nhạt đến đỏ đậm. Đường vân gỗ đẹp, rõ ràng màu nâu đậm đến đen. Thớ gỗ mịn, chất gỗ chắc nặng ít bị cong vênh có khả năng chống mối mọt hiệu quả.

Gỗ gụ với gỗ lim

Gỗ lim thuộc nhóm II có giá trị kinh tế thấp hơn gỗ gụ. Gỗ lim có màu đa dạng: lim xanh có màu xanh, lim vàng – màu vàng, lim đỏ – màu đỏ. Vân gỗ dạng xoắn đẹp, thớ gỗ rất cứng, đanh chắc. Trọng lượng gỗ nặng và chống mối mọt tốt mang lại độ bền đảm bảo phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.

Gỗ gụ với gỗ trắc

Hai loại gỗ này đều thuộc nhóm I, gỗ Trắc chia làm 4 loại có màu sắc riêng: trắc đỏ, trắc đen, trắc xanh, trắc vàng. Chất gỗ cứng, tỉ trọng lớn có độ bền cao và chịu đường thời tiết khắc nghiệt. Gỗ trắc sở hữu đường vân độc đáo chìm nổi 3D như đám mây vô cùng đẹp mắt và có giá thành rẻ hơn so với gỗ gụ.

Gỗ gụ với gỗ hương

Gỗ gụ và gỗ hương đều thuộc nhóm I. Gỗ hương có mùi thơm nhẹ, màu gỗ đa dạng: màu đỏ (hương đỏ), màu vàng (hương vân), màu nâu (hương xám), màu đỏ thẫm (hương huyết). Vân gỗ với hiều hình dạng độc đáo cuốn hút người nhìn. Chất gỗ cứng chắc có khả năng chống mối mọt cong vênh hiệu quả và giá thành chênh hơn so với gỗ gụ.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẽ chắc đã giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích về dòng gỗ gụ quý hiếm. Điều này rất cần thiết để giúp bạn chọn lựa được các sản phẩm nội thất tốt nhất cho gia đình mình.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua nội thất gỗ tự nhiên, hãy liên hệ ngay với Đồ Gỗ Phạm Gia để có được sự tư vấn nhiệt tình và chọn được các sản phẩm ưng ý hơn cả mong đợi nhé!