Gỗ tự nhiên luôn là dòng vật liệu truyền thống được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại gỗ với giá thành khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn.
Trong đó nhất định phải kể đến gỗ cẩm – một dòng gỗ quý được đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiều không phải ai cũng thực sự am hiểu về loại gỗ này. Vậy bài viết hôm nay Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu gỗ cẩm là gì và cách nhận biết dòng gỗ này nhé!
Gỗ cẩm là gì?
Gỗ Cẩm có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain là dòng cây thân gỗ thuộc họ đậu. Gỗ cẩm là loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong danh sách gỗ Việt Nam gồm nhiều chủng loại như gỗ cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng…
Đặc điểm – nơi phân bố?
Đặc điểm chung?
Cây gỗ cẩm có chiều cao từ 20 – 25m, đường kính thân từ 0,5m – 0,6m, vỏ cây màu xám có những đốm trắng vàng nhưng thân không nứt nẻ.
Thịt gỗ cẩm cứng, đanh chắc, nặng có khả năng chịu lực tốt. Toàn thân cây đều sở hữu các đường vân nhỏ mảnh chạy khắp, thớ gỗ mịn ít khuyết điểm nên đảm bảo giá trị thẩm mỹ cao. Chất gỗ tốt đảm bảo ít bị mối mọt hay nứt nẻ, cong vênh. Gỗ có mùi thum thủm như cây tre ngâm nước lâu ngày.
Ngoài ra, từng chủng loại gỗ sẽ có những đặc tính riêng biệt khác nhau.
Nơi phân bố và tình hình hiện tại?
Trên thế giới, gỗ cẩm phân bố chủ yếu ở các nước khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Camphuchia…và còn được trồng làm cây thương phẩm ở một số nước Nam Phi.
Ở Việt Nam, cây gỗ cẩm phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Khu vực Đông Nam Bộ: Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh…
Gỗ cẩm xếp vào loại gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao nên bị khai thác bừa bãi khiến nguồn gỗ hiện tại đã dần cạn kiệt đến mức báo động. Vì vậy, chúng được xếp vào sách đỏ Việt Nam bị cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Do đó, nguồn gỗ hiện tại trên thị trường chủ yếu là gỗ nhập khẩu ở các nước Nam Phi.
Ưu nhược điểm của gỗ cẩm
Ưu điểm
- Gỗ cẩm có đa dạng chủng loại mang lại nhiều lựa chọn cho khách hàng: gỗ cẩm thị, gỗ cẩm lai, gỗ cẩm sừng, gỗ cẩm chỉ, gỗ cẩm xanh….
- Chất gỗ cẩm đanh chắc, bền đẹp có khả năng kháng mối mọt tấn công, ít bị cong vênh, giãn nở khi khô hanh, đảm bảo tuổi thọ cao đến hàng trăm năm, càng dùng lâu gỗ càng bóng mịn. Nên được ứng dụng để sản xuất nội thất bàn ghế, giường tủ…hay chế tác đồ thủ công mỹ nghệ tạc tượng, chạm khắc tranh nghệ thuật…
- Các sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm luôn mang giá trị thẩm mỹ cao và nổi bật với màu sắc và đường vân tự nhiên độc đáo. Ngoài ra, gỗ cẩm còn có khả năng đổi màu khi di chuyển từ bóng tối ra ngoài sáng giúp mang lại những trải nghiệm thú vị cho người dùng.
- Mang ý nghĩa phong thủy: các sản phẩm gỗ cẩm còn được cho là có công dụng thu tài hút lộc, mang lại may mắn thịnh vượng cho gia chủ.
- Sự quý hiếm đắt đỏ của gỗ cẩm còn là yếu tố thể hiện độ đẳng cấp, chịu chơi cho gia chủ.
Nhược điểm
- Gỗ cẩm có giá trị kinh tế cao có dần khan hiếm nên giá thành bị đẩy lên khá đắt đỏ và còn dễ bị các chủ cơ sở sản xuất làm giả đánh tráo gỗ.
- Giống như gỗ mun, gỗ cẩm rất cứng nên khi thay đổi nhiệt độ có thể bị nứt. Vì vậy các sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm của Đồ Gỗ Phạm Gia đều được xử lý kỹ càng và phun Pu nhiều lớp để đảm bảo sự ổn định của gỗ.
Các loại gỗ cẩm và đặc tính từng loại?
Gỗ cẩm là tên gọi chung cho nhiều chủng loại gỗ và trên thị trường hiện nay có 4 loại chính là gỗ cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ và cẩm sừng:
Gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai còn được gọi là trắc lai là dòng gỗ có giá trị kinh tế cao được xếp vào nhóm IA gỗ quý hiếm cần được bảo tồn. Cây gỗ trưởng thành sẽ cao từ 20 – 25m và sở hữu đường kính khoảng 50cm.
Thịt gỗ cẩm lai có màu nâu hồng, thớ gỗ mịn kết hợp các đường vân gỗ đen uốn lượn ẩn trong lớp thịt tạo nên nét đẹp độc đáo cuốn hút người nhìn. Đặc biệt, gỗ cẩm lai có phần dác màu trắng tươi không mối mọt nên khi chế tác các sản phẩm gỗ nhất là đồ thủ công mỹ nghệ những người thợ thường giữ cả phần dác để tác phẩm thêm phần đặc sắc.
Gỗ cẩm thị
Gỗ cẩm thị là cây thân gỗ thuộc họ thị có chiều cao trung bình từ 12-18m. Cây không thẳng mà thường cong queo, nhiều cành, vỏ cây có màu đen. Cây phân bố nhiều ở các nước Đông Dương. Ở Việt Nam gỗ cẩm thị tập trung nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Phan Rang, Khánh Hòa…
Loại gỗ này rất cứng có tỷ trọng lớn, thớ gỗ đanh chắc ít bị nứt vỡ hay mối mọt. Vân gỗ nhiều đường vân to và nét có màu vàng, đen đan xen tạo nên nét độc đáo riêng. Mang lại giá trị thẩm mỹ cao nên thường dùng để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp.
Gỗ cẩm thị thường bị lầm tưởng với mun hoa và được đánh giá là dòng vật liệu khó phân biệt nhất đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm mới có thể phân biệt chính xác.
Gỗ cẩm chỉ
Gỗ cẩm chỉ là loại gỗ có đường vân mảnh nhỏ như chỉ chạy dọc thân cây, mặt gỗ không theo quy luật, vân gỗ dày mang lại vẻ đẹp lạ mắt, cuốn hút.
Gỗ cẩm chỉ có mức giá trung bình nên được rất nhiều gia đình ưa chuộng để sử dụng trong chế tác đồ nội thất và các sản phẩm thủ công trang trí…
Gỗ cẩm sừng
Gỗ cẩm sừng còn được gọi là gỗ cẩm thối bởi gỗ có mùi thum thủm rất khác biệt với các loại gỗ cẩm khác. Chất gỗ màu đen sậm gần giống màu gỗ mun, vân gỗ rõ nét đan xen màu vàng nâu tựa như sừng vô cùng độc đáo, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Gỗ cẩm sừng phân bố ở khu vực Gia Lai, Đắk Lắk…Thường được ứng dụng làm đồ nội thất gia đình.
Cách phân biệt các loại gỗ cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng…
- Dựa vào màu sắc: Gỗ cẩm lai có màu đỏ vàng. Gỗ cẩm sừng có màu đen, cẩm tía có màu tím tía. Gỗ cẩm đỏ có màu đỏ, cẩm lai xanh có khả năng biết đổi màu sắc khi sáng tối.
- Dựa theo mùi: Gỗ cẩm thối có mùi thum thủm nặng hơn các loại cẩm khác.
- Dựa vào hình dạng vân gỗ: Gỗ cầm chỉ có vân nhỏ như sợi chỉ. Gỗ cẩm loang có vân loang nâu, trắng. Gỗ cẩm da báo có vân lốm đốm như da báo.
Giá trị kinh tế và ứng dụng của gỗ cẩm trong cuộc sống
Gỗ cẩm là loại gỗ có giá trị kinh tế cao như gỗ cẩm thị có giá trị rất cao cao hơn cả gỗ mun. Sự quý hiếm cùng chất lượng vượt trội đã đẩy giá thành của gỗ cẩm lên khá cao nhưng vẫn được các dân chơi gỗ săn lùng, tìm kiếm.
Mang nhiều đặc tính nổi trội cùng vẻ đẹp thẩm mỹ cuốn hút. Gỗ cẩm được ứng dụng vào việc sản xuất các món đồ nội thất vô cùng đẹp mắt và sang trọng như: bàn ghế phòng khách, bàn thờ, sập thờ, phản gỗ…Và còn được dùng để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như tượng gỗ, lục bình, khảm tranh…
Tại sao nên lựa chọn Đồ Gỗ Phạm Gia để mua các sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm
Thực tế các sản phẩm sau khi hoàn thiện rất khó phân biệt chính xác loại gỗ. Vì vậy, đã có những cơ sở không uy tín lợi dụng việc khách khàng không am hiểu về gỗ mà “treo đầu dê, bán thịt chó” đánh tráo gỗ kém chất lượng hơn mà vẫn bán với giá thành cao.
Chính vì vậy, điều đầu tiên khách hàng cần làm là phải chọn được một đơn vị sản xuất thật sự uy tín để cam kết chất lượng và có thể nhờ người có kinh nghiệm về gỗ kiểm tra mộc kỹ càng trước khi vào khâu hoàn thiện.
Đồ Gỗ Phạm Gia là cơ sở sản xuất hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ tự nhiên. Đã khẳng định được chỗ đứng và tạo thương hiệu uy tín trên thị trường Hà Nội và khắp các tỉnh trên cả nước. Chúng tôi luôn cảm kết:
- Nói không với hàng kém chất lượng, pha tạp: Phạm Gia chỉ cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, 100 % đúng chủng loại gỗ. Hàng tuyển chọn lựa gỗ chọn vân kỹ lưỡng được xử lý tẩm sấy kỹ càng đảm bảo không cong vênh, mối mọt.
- Khách hàng được nhân viên tư vấn nhiệt tình, miễn phí 24/7 để giới thiệu, tư vấn đến khách hàng các lựa chọn, giải pháp tối ưu nhất.
- Khách hàng có thể lựa mẫu mã đa dạng, đặt kiểu dáng, kích thước theo yêu cầu riêng.
- Xưởng làm trực tiếp không qua trung gian nên đảm bảo giá thành cạnh tranh, rẻ hơn thị trường.
- Các sản phẩm bán ra đều có chế độ bảo hành tùy theo loại và được giao hàng, thanh toán tận nhà trên toàn quốc. Xưởng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, tặng quà cho các khách hàng lớn, khách hàng thân thiết.
Đến với Đồ Gỗ Phạm Gia đảm bảo bạn sẽ có được các sản phẩm gỗ cẩm chất lượng với giá thành tối ưu nhất. Chúng tôi chắc chắn sẽ là người đồng hành tin cậy mang lại các mảnh ghép hoàn hảo để bạn kiến tạo một không gian sống lý tưởng nhất.