Dù chất lượng gỗ có tốt đến đâu nhưng sau một thời gian sử dụng nếu không biết bảo quản đúng cách thì đồ gỗ cũng rất dễ xuất hiện các vết cong vênh hoặc nứt nẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ. Mà nhiều khi vết nứt quá lớn còn làm giảm giá trị và ảnh hưởng đến công năng sử dụng của sản phẩm. Vậy nguyên nhân gì dẫn tới tình trạng này và cách xử lý ra sao? Hãy cùng Đồ Gỗ Phạm Gia tìm hiểu để có thể khắc phục hiện tượng này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tính trạng đồ gỗ tự nhiên thường bị cong vênh, nứt nẻ
Các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên sau một thời gian sử dụng xuất hiện những vết nứt nẻ là hiện tường rất bình thường và xảy ra khá phổ biến bởi rất nhiều nguyên nhân như:
Nguyên nhân khách quan
- Do đặc tính tự nhiên của gỗ
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nứt gỗ là do đặc tính tự nhiên của cây gỗ. Khi cây gỗ còn tươi mới khai thác chứa 1 lượng nước nhất định và lượng nước này sẽ mất dần đi trong quá trình xử lý gỗ và sử dụng. Vì vậy dẫn đến hiện tượng co lại do giảm thể tích và tạo ra các vết nứt hoặc bị cong vênh. Độ co rút của gỗ sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại gỗ và độ co rút.
Hiểu đơn giản, đồ gỗ bị nứt nẻ, cong vênh là do quá trình gỗ bị mất nước gây ra. Và với điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô với những ngày hè lên đến 40˚C như Việt Nam thì chuyện đồ gỗ xảy ra hiện tượng rạn nứt là điều khó tránh khỏi.
Còn về góc độ khoa học, thì các loại gỗ tự nhiên đều được cấu tạo từ các vách ngăn cellulose và độ dày mỏng của vách ngăn này sẽ quyết định đến khả năng co giãn của gỗ. Tùy thuộc vào từng loại gỗ và vị trí của khối gỗ trên cây sẽ có mật độ vách ngăn khác nhau. Do đó, nếu cây có mật độ cellulose càng thấp thì khả năng giảm thể tích khi sử dụng sẽ càng nhiều. Đồng nghĩa với việc các mối liên kết tế vào trở nên yếu hơn và gây ra hiện tượng nứt nẻ trên bề mặt gỗ.
- Do chất lượng gỗ không tốt
Nếu bạn sử dụng loại gỗ kém chất lượng, gỗ non không đảm bảo hay gỗ chưa được xử lý tấm sấy. Và được gia công chế tác không đảm bảo kỹ thuật và độ chuẩn xác. Thì đều có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng gỗ bị hỏng, cong vênh, bến dạng hoặc nứt nẻ.
Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan từ bên trong bản chất gỗ. Thì cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan do tác động từ bên ngoài gây ra hiện tượng cong vênh, nứt nẻ ở các sản phẩm gỗ tự nhiên như:
- Lỗi kỹ thuật trong quá trình xử lý gỗ
Trước khi được đưa vào sản xuất đồ nội thất gỗ nguyên liệu phải trải qua quá trình tẩm sấy để đảm bảo độ ẩm trong gỗ đúng tiêu chuẩn. Nhưng nếu quá trình tẩm sấy này không đúng tiêu chuẩn làm gỗ chưa khô (độ ẩm của gỗ còn trên 18%). Thì sẽ khiến gỗ bị nứt nẻ do tình trạng mất nước tự nhiên trong điều kiện thời tiết hanh khô và độ ẩm không khí giảm.
Hoặc dù đã được tẩm sấy kỹ càng nhưng với các khối gỗ nguyên khối kích thước lớn, dày thì quá trình sấy cũng khó đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao. Đồng thời, gỗ còn có khả năng hút ẩm cao khi thời tiết ẩm thấp và khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thời tiết hanh khô sẽ không tránh khỏi tình trạng co ngót, nứt nẻ. Do đó, để giữ được các sản phẩm gõ tự nhiên nguyên khối đảm bảo không tì vết, nứt nẻ là một bài toán nan giải được đặt ra với mọi cơ sở sản xuất và cả người sử dụng.
- Do gỗ bị thấm nước
Trong khi sử dùng hàng ngày, việc làm dây rớt nước, đổ nước lên bề mặt gỗ mà không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ gây ra tình trạng ẩm mốc hoặc loang trắng trên bề mặt làm mất thẩm mỹ. Hoặc bề mặt gỗ bị thấm nước và sau đó gặp nhiệt độ cao do thời tiết nắng nóng sẽ mất nước nhanh và gây ra hiện tượng cong vênh, nứt nẻ.
- Bị tác động của ánh nắng trực tiếp
Khi đồ nội thất gỗ tự nhiên tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay những vật có nhiệt độ cao trong thời gian dài không những khiết gỗ bị giãn nở mạnh gây ra hiện tượng rạn nứt. Mà còn làm bạc màu và hỏng lớp sơn bảo vệ bề mặt vì vậy khiến bề mặt cốt gỗ bị tác động trực tiếp bởi nhiệt độ làm chất lượng gỗ bị ảnh hưởng.
Do đó, cần chú ý sắp xếp, bố trí các sản phẩm gỗ ở vị trí hợp lý tránh nơi có ánh sáng trực tiếp gay gắt.
- Do tác động cơ học từ bên ngoài
Quá trình vân chuyển, xê dịch bố trí hay khi sử dụng hàng ngày cũng có thể dễ dàng xảy ra va chạm tạo thành các vết xước hay vết nứt trên bề mặt gỗ. Như vậy sẽ làm hỏng lớp sơn bảo vệ lâu ngày có thể khiến cốt gỗ cũng bị ảnh hưởng và gây ra rạn nứt, biến dạng.
- Vệ sinh không đúng cách
Vệ sinh đồ gỗ hàng ngày là một thói quen tốt của người dùng. Tuy nhiên, nếu vệ sinh không đúng cách cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì dụ như sử dụng khăn quá ướt hoặc làm rơi nước lên bề mặt gỗ mà không xử lý kịp thời. Đều có thể gây ra hiện tượng ẩm mốc hoặc gỗ ngấm nước và khi thời tiết nắng nóng sẽ làm gỗ bị nứt nẻ.
Các cách xử lý đồ gỗ bị nứt tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Để xử lý những vết gỗ nứt nẻ cũng có rất nhiều cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc mang đến thợ chuyên nghiệp để khắc phục.
Tuy nhiên trước tiên để hạn chế được tình trạng này, bạn cần thật sáng suốt để chọn được các đơn vị thực sự uy tín, cung cấp các sản phẩm gỗ chất lượng đảm bảo, đã được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt và gia công đúng kỹ thuật. Như vậy, sẽ giảm thiểu được tối đa tình trạng nứt nẻ xảy ra.
Còn trong trường hợp đồ nội thất gỗ của gia đình bạn bị nứt rạn, bạn có thể tham khảo các mẹo xử lý đơn giản vả hiệu quả sau đây:
Xử lý đồ gỗ bị nứt với sáp ong
Sáp ong thường được dùng để xử lý những vết nứt nhỏ rất hiệu quả. Nhiều người vẫn chỉ nghĩ đơn giản các vết nứt nhỏ chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ không đáng kể. Nhưng thực chất từ những đường nứt nhỏ ấy có thể sẽ ngày càng dài và lớn hơn. Nhất là khi độ ẩm không khí hay nước xâm nhập từ vết nứt này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Vì vậy, bạn hãy dùng sáp ong để xử lý nhanh chóng bằng cách đun chảy sáp ong sau đó chờ nguội một chút rồi đổ vào các chỗ nứt cần xử lý, tránh đổ khéo để không làm lộ sáp trên bề mặt. Đợi sáp ong khô lại bạn có thể đánh vecni để đảm bảo bề mặt có màu đồng đều mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Xử lý bằng cồn và i-ốt
Cách xử lý vết nứt nhỏ bằng cồn và i-ốt được rất nhiều người sử dụng vì giá thành rẻ, nguyên liệu thường sẵn có trong nhà mà lại dễ thực hiện đem lại hiệu quả cao. Bạn chỉ cần pha loãng một chút cồn và iot rồi tra trực tiếp lên vết gỗ nứt. Sau đó để vài ngày cho khô lại rồi lấy khăn mềm chà sạch trên bề mặt nhiều lần. Đảm bảo các vết xước hay nứt nhỏ sẽ biến mất trả lại vẻ bóng đẹp như mới cho sản phẩm của bạn.
Xử lý bằng keo và giấy nhám
Để xử lý những vết nứt rạn dài hẹp ta có thể dùng loại keo rất phổ biến ở mọi gia đình, đó là keo 502. Bạn chỉ cần tra keo 502 vào những chỗ nứt và dùng giất nhám mịn chà nhẹ quanh khu vực gỗ nứt để mùn gỗ kết hợp với lớp keo 502 tạo thành một thể thống nhất với phần mép gỗ. Bạn có thể làm vài lần để đảm bảo độ kết dính và đều mùn gỗ. Sau đó lau sạch phần mùn gỗ thừa và sơn lại vecni cho cùng màu với bề mặt sản phẩm.
Phương pháp này đơn giản, hiệu quả cao nhưng keo dễ thấm nước nên thường được áp dụng với các món đồ nội thất ít tiếp xúc nước.
Xử lý bằng hồ từ bao tải và vải bông
Khắc phục những vết nứt bằng hồ từ bao tải và vải bông là cách tự chế mà nhiều người thường sử dụng tại nhà. Cách này được thực hiện khá đơn giàn và nhanh gọn như sau:
- Đốt bao tải hoặc vải bong để tạo thành tro làm thành phần bột trét cho vết nứt gỗ.
- Trộn phần tro vừa đốt với dầu trẩu đánh thật đều tay cho đến khi hỗn hợp tạo thành hồ đặc.
- Trét hỗn hợp hồ vừa tạo được lên vết nứt trên mặt gỗ và đợi khô là đã hoàn thành việc xử lý.
Xử lý bằng mùn cưa và keo AB
Nếu trường hợp các vết nứt lớn, xử lý bằng sáp ong hay keo 502 không thể khắc phục được. Thì bạn có thể sử dụng mùn cưa cùng keo 2 thành phần AB để xử lý. Cách này thường được thợ gỗ chuyên nghiệp sử dụng để khắc phục các vết nứt hiệu quả thông qua các bước sau:
- Bước 1: bạn sử dụng mùn cưa lấy từ các cơ sở sản xuất đồ gỗ và rây mịn để sau trộn cùng với keo lỏng.
- Bước 2: ua keo AB và trộn 2 thành phần A và B theo theo hướng dẫn thường sẽ là tỉ lệ 1:1 hoặc có thể điều chỉnh tỉ lệ tùy ý.
- Bước 3: trộn thật đều phần mùn cưa mịn với keo rồi đem chưng lên cho nóng. Sau đó chét vào các vết nứt và miết thật mịn cho bằng với bề mặt gỗ.
- Bước 4: đợi keo khô (thường sau khoảng 1 tiếng) rồi dùng giấy nhám mịn đánh nhẹ cho bằng với bề mặt xung quanh vết nứt và dùng khăn mềm lau sạch phần mùn cưa trước khi sơn.
- Bước 5: dùng vecni hoặc sơn màu quét lên vị trí vừa xử lý để đảm bảo toàn bộ bề mặt được đồng màu để người nhìn hoàn toàn không phát hiện được vết nứt.
Xử lý bằng bột giấy và phèn chua
Cách này thường được dùng để xử lý vết nứt gỗ lớn trên những sản phẩm ít tiếp xúc với nước hoặc điều kiện ẩm ướt. Bởi bạn sẽ sử dụng bột giấy từ giấy báo hay giấy ăn xé nhỏ rồi trộn cùng nước và phèn chua. Sau đó đem đun để tạo thành hỗn hợp keo đặc. Đợi keo nguội bớt rồi bạn dùng hỗn hợp này nhét vào những vết nứt rồi đợi khô loại bỏ keo thừa và sơn lại.
Tùy thuộc vào tình trạng vết nứt mà bạn có thể sử dụng các cách khác nhau để xử lý. Tuy nhiên nếu vết nứt quá lớn bạn không thể tự khắc phục được thì tốt hơn hết hãy nhờ đến sự giúp đỡ của thợ chuyên nghiệm. Để đảm bảo các sản phẩm của bạn sẽ được xử lý triệt để đảm bảo chất lượng cùng độ thẩm mỹ như ý.
Một số điều cần lưu ý khi xử lý đồ gỗ bị rạn nứt
Khi xử lý các vết rạn nứt trên đồ nội thất gỗ bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
- Cần chọn đúng màu sơn Pu hoặc màu vecni tương đồng nhất với màu sơn cũ của sản phẩm để đảm bảo sự tương đồng cho toàn bộ bề mặt và tiến hành sơn bóng ở công đoạn cuối cùng để mang lại vẻ đẹp như mới cho sản phẩm.
- Nên sơn vecni đều màu lần 1, đợi khô rồi chà mịn lại, sau đó tiếp tục đánh vecni lần 2, lần 3 để màu được đều đẹp hơn. Có thể sử dụng máy đánh hoặc đánh bằng tay nhưng nếu bạn không có tay nghề cao thì nên sử dụng cách thủ công nhé!
- Nên sử dụng 1 lớp sơn lót trước khi đánh vecni để bảo vệ cốt gỗ bên trong và hạn chế tình trạng bong sơn và nấm mốc do thời tiết.
Mách bạn cách bảo quản đồ gỗ bền đẹp như mới
Phòng bệnh hơn chữa bênh vì vậy đừng để đồ gỗ của bạn nứt nẻ rồi mới tìm cách xử lý. Hãy bảo quản và sử dụng chúng đúng cách ngày từ đầu để hạn chế tối đa tình trạng nứt vỡ. Giúp giữ gìn được vẻ đẹp thẩm mỹ như mới và đảm bảo tuổi thọ bền lâu cho sản phẩm.
Tránh đồ gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt
Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp chính là một nguyên nhân lớn gây ra tình trạng nứt nẻ ở gỗ. Bởi khi trời nắng gay gắt nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 40˚C và lượng tia UV lớn khiến gỗ bị mất nước và gây ra tình trạng co ngót, nứt gỗ. Ngoài ra thời tiết hanh khô cùng cho gỗ mất độ ẩm và dễ cong vênh. Vì vậy, cần hạn chế đặt đồ gỗ ở ngoài trời nắng quá lâu, nên sử dụng bạt che hoặc rèm che nắng để bảo vệ.
Vệ sinh lau chùi bụi bẩn hàng ngày
Nên sử dụng khăn mềm khô hoặc dùng chồi lông gà nên lau chùi, vệ sinh loại bỏ bụi bẩn hàng ngày. Tránh sử dụng khăn quá ướt để vệ sinh đồ gỗ. Vì như vậy không chỉ ảnh hưởng đến lớp sơn phủ làm thay đổi màu sắc và tăng độ ẩm cho gỗ gây nứt nẻ. Mà còn dễ gặp tình trạng loang trắng mất thẩm mỹ.
Nên sử dụng dung dịch lau chùi và đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng
Nếu sử dụng các chất lau chùi đánh bóng thì cần chọn đồ chuyên dụng cho gỗ tránh hóa chất có tính bào mòn và cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để tránh dùng phải các dung dịch chứa cồn gây ăn mòn hoặc các chất có chứa dầu dễ gây các vệt trắng trên bề mặt gỗ.
Tiền hành bảo dưỡng đồ gỗ định kỳ
Để bề mặt gỗ luôn được sáng bóng đẹp mắt bạn nên bảo dưỡng định kỳ. Hãy tiến hành sơn và đánh sáp sau khoảng thời gian 3 tháng sử dụng để hạn chế bụi bẩn và phát hiện các vết nứt sớm để xử lý kịp thời.
Với những mẹo hay mà chúng tôi vừa chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn hạn chế và xử lý tốt tình trạng nứt nẻ ở đồ gỗ. Tuy nhiên nếu bạn là khách hàng của Đồ Gỗ Phạm Gia thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm và được bảo hành sản phẩm lâu dài nhé!