Phong cách thiết kế phòng khách liền bếp đã trở thành xu hướng thịnh hành hiện nay. Chúng không còn là giải pháp tiết kiệm không gian hiệu quả chỉ dành cho những ngôi nhà khiêm tốn nữa. Mà đã được ứng dụng cho nhiều kiến trúc nhà khác nhau từ các căn nhà phố đến biệt thự, chung cư cao cấp rộng rãi.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia chủ còn thắc mắc có nên thiết kế phòng khách liên bếp hay không? Và thiết kế như vậy đem lại lợi ích gì và cần chú ý những gì? Thì hôm nay Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu thật nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề thiết kế phòng khách liền bếp. Để bạn có thể tự trả lời những câu hỏi trên một cách khách quan nhất nhé!
Như thế nào là phòng khách liền bếp?
Nếu như trước đây hầu hết những ngôi nhà dù theo kiến trúc nào thì cũng thường được bố trí nhiều khu vực phòng với từng công năng riêng như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm…Tuy nhiên, đến hiện tại thì việc kết hợp không gian phòng khách liên bếp đã trở thành một xu hướng thiết kế phổ biến cho các căn hộ chung cư và nhà ống. Nhất là với những ngồi nhà có diện tích khiêm tốn. Sở dĩ lối thiết kế này được ưa chuộng là vì sự tiện lợi và cả giá trị thẩm mỹ mà nó mang lại rất lớn.
Với giải pháp thiết kế này thì không gian phòng khách và phòng bếp của bạn sẽ được thiết kế mở, liên thông với nhau bằng cách loại bỏ các bức tường ngăn phòng truyền thống. Việc này sẽ giúp mở rộng không gian và tầm nhìn mang đến sự rộng rãi, thoáng đãng cho không gian sinh hoạt của gia đình bạn.
Có nên thiết kế phòng khách liền bếp hay không?
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội thì diện tích sống của con người ngày càng thu hẹp. Nên các ngôi nhà ống, căn hộ cung cư có diện tích không lớn ngày càng nhiều. Vì vậy, thiết kế phòng khách liền bếp đã trở thành xu hướng được yêu thích và phổ biến nhất hiện nay. Vậy điều này nên hay không nên? Chúng ta hãy cũng phân tích ưu nhược điểm của giải pháp thiết kế này có có cái nhìn khách quan nhất nhé!
Ưu điểm
- Giúp tiết kiệm diện tích để mở rộng không gian tối đa: khi thiết kế theo giải pháp này sẽ không còn sự phân chia hay tách biệt nào giữa không gian phòng khách và phòng bếp. Như vậy sẽ tạo nên một không gian mở giúp cả hai khu vực đều thông thoáng và rộng rãi hơn rất nhiều. Hơn nữa cách thiết kế này còn giúp bạn tối ư diện tích mặt sàn do loại bỏ được các bức tường lớn chiếm không gian.
- Tạo liên kết chặt chẽ giữa 2 không gian giúp con người dễ dàng gắn kết: vì cả hai khu vực phòng khách và phòng bếp đều nằm trong một không gian tổng thể nên việc sẽ gia tăng sự kết nối chặt chẽ giữa hai không gian này. Từ đó cũng giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng giao tiếp, gắt kết với nhau ngay cả trong quá trình làm việc sinh hoạt ở trong không gian này.
- Giúp cho việc sắp xếp, bố trí đồ nội thất được dễ dàng và khoa học: không gian được mở rộng hơn sẽ giúp bạn bố trí được ngôi nhà luôn gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
- Tiết kiếm đáng kể chi phí xây dựng và giảm thiểu chi phí điện năng tiêu thụ: với không gian phòng khách liền bếp bạn sẽ không cần phải xây tường ngăn vì vậy sẽ giảm chi phí xây dựng. Và việc thắp sáng đèn, sử dụng quạt…cùng tiết kiệm được đáng kể khi sử dụng chung cả 2 không gian.
- Mang lại vẻ đẹp hiện đại, thời thượng: việc thiết kế phòng khách liền bếp sẽ mang đến một không gian sống mới mẻ, hiện đại và vô cùng tinh tế để cuốn hút người nhìn.
Nhược điểm
Bất kể phương án thiết kế nào cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối, chúng đều luôn tồn tại những nhược điểm riêng và tùy theo trường hợp khác nhau bạn sẽ cần tìm cách để khắc phục. Và cách thiết kế phòng khách liền bếp cũng vậy, nó vẫn còn tồn tại nhược điểm như:
- Dễ gặp phải tình trạng mùi thức ăn tỏa ra khắp không gian khiến nhiều người khó chịu. Ngoài ra cảnh tượng bếp núc lộn xộn xoong chảo cũng có thể gây mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng ít nhiều đến bộ mặt chung của ngồi nhà.
- Việc thiết kế cũng cần chú ý kỹ lưỡng để đảm bảo sự hài hòa cho cả 2 không gian.
- Khó đảm bảo được các nguyên tắc phong thủy tuyệt đối.
Như vậy, việc cân nhắc có nên thiết kế phòng khách liền bếp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như diện tích không gian sở thích và gu thẩm mỹ riêng của mỗi gia chủ. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhé!
Những điều cần chú ý khi thiết kế phòng khách liền bếp
Vì 2 khu vực với chức năng riêng biệt trong cùng một không gian. Nên việc thiết kế cần chú ý rất nhiều yếu tố để đảm bảo mang đến sự hoàn hảo tối ưu cho không gian tổng thể. Cụ thể cần chú ý các vấn đề sau:
Thống nhất một phong cách thiết kế phù hợp
Dù mỗi thành viên trong gia đình sẽ có sở thích riêng nhưng để cả 2 không gian không bị lạc quẻ, thiếu liên kết. Thì bạn cần chọn được một ý tưởng, một phong cách thiết kế tổng thể thống nhất đảm bảo sự hài hòa cho cả hai khu vực. Và phong cách được ưa chuộng hơn cả cho không gian này chính là phong cách hiện đại, đơn giản hướng đến vẻ đẹp tân tiên và công năng tiện nghi. Đặc biệt được các gia chủ có lối sống yêu sự tối giản, tinh tế lựa chọn.
Cũng có những gia chủ chọn phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển. Nhưng chỉ nên áp dụng với những không gian rộng lớn của nhà vuông biệt thự hay các căn chung cư cao cấp rộng lớn. Phong cách này sẽ giúp cho không gian phòng khách liền bếp của bạn toát lên vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp vô cùng.
Như vậy, dù chọn bất cứ phong cách yêu thích nào thì bạn cũng cần chú ý tạo sự đồng nhất về màu sắc, kiểu dáng và phong cách thiết kế. Để đem đến sự hài hòa tổng thể làm nên giá trị thẩm mỹ tinh tế cho không gian.
Phân chia không gian hợp lý, khoa học
Vì phòng khách và phòng bếp liên thông trong một không gian chung nên khi thiết kế các kiến trúc sư luôn phải tính toán kỹ lưỡng để phân chia không gian 2 khu vực hợp lý vừa đúng khoa học lại đảm bảo phong thủy. Mang đến sự cân băng hài hòa cho không gian và đem lại sự tiện lợi khi sử dụng.
Cần phân chia diện tích cho từng khu vực, từng món đồ nội thất cần bố trí và có thể sử dụng các biện pháp ngăn cách hợp lý để tạo ranh giới cho 2 khu vực như sử dụng vách ngăn, đồ nội thất, màu sơn…
Phối hợp màu sắc hài hòa
Một yếu tố quan trọng hàng đầu khi thiết kế không gian mở chính là sự hài hòa khi phối hợp màu sắc. Với không gian này bạn nên ưu tiên sử dụng các gam màu sáng nhẹ nhàng hoặc gam màu trung tính. Các tone màu này sẽ giúp bạn dễ dang phối hợp, trang trí tạo vẻ đẹp thoáng sáng, thời thượng và không bao giờ phải lo bị lỗi thời.
Và vì thiết kế chung một không gian nên khu vực phòng khách và bếp nên chọn tone màu đồng nhất giúp không gian hài hòa và tinh tế hơn. Hoặc nếu bạn muốn tạo sự phá cách có thể chọn cùng tone màu pastel nhưng với sắc thái đậm nhạt khác nhau. Để tạo chiều sâu không gian, vừa giúp ăn gian diện tích tạo sự mở rộng đa chiều rộng rãi lại mang đến nét đẹp tươi mới, độc đáo cho căn phòng.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý màu sắc như:
- Màu trắng: là tone màu dễ sử dụng nhất cho mọi không gian giúp căn phòng trở nên rộng rãi, thông thoáng và sang trọng hơn rất nhiều. Đồng thời, gam màu trắn còn làm nền tôn lên vẻ đẹp nổi bật cho những món đồ nội thất.
- Gam màu xám, xanh, vàng, xanh lá cây là những tone màu sáng ấm vừa đủ mang đến sự tươi mới, hiện đại phù hợp với lối thiết kế này.
Trang bị ánh sáng đầy đủ
Để căn nhà của bạn luôn tiện nghi và nổi bật thì ánh sáng luôn là yếu tố không thể thiếu. Và với phòng khách liền bếp là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình và cũng là nơi đón tiếp khách đến chơi nhà. Thì việc đảm bảo cho không gian luôn sáng sủa là điều vô cùng cần thiết. Do vậy, bạn nên tận dụng cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để gia tăng hiệu quả trang trí cho không gian.
Hãy tận dụng triệt để nguồn sáng tự nhiên bằng cách sử dụng hệ thống cửa sổ, cửa chính lớn dùng chất liệu kính. Như vậy, không gian sống của gia đình bạn sẽ luôn lấy được lượng ánh sáng tran hòa giúp căn phòng tràn đầy sức sống và năng lượng tươi mới.
Ngoài ra, cần bố trí đèn chiếu theo từng khu vực. Với phòng khách có thể sử dụng đèn chùm, đèn trần tùy thuộc vào phong cách thiết kế nội thất hướng đến là cổ điển hay hiện đại. Còn với khu vực bếp có thể lắp đặt các loại đèn thả đơn giản để tập trung ánh sáng cho từng khu vực như bếp nấu hay bàn ăn. Giúp quá trình nấu nướng và dùng bữa của gia đình được thuận tiện và gia tăng cảm ứng ăn uống ngon miệng cho cả gia đình.
Việc sử dụng bao nhiêu đèn và công suất ra sao cần được tính toán kỹ lưỡng dựa trên diện tích và đặc điểm không gian. Để phát huy tối đa được công dụng chiếu sáng phục vụ cho quá trình sinh hoạt của gia đình.
Chú trọng hệ thống thoáng khí
Vì chung một không gian nên mùi dầu mỡ thức ăn rất dễ bay ra khắp nhà bám vào đồ đạc gây cảm giác khó chịu, bí bách cho người trong nhà. Vậy nên khi thiết kế bạn cần đặc biệt chú trọng hệ thống hỗ trợ thoáng khí cho căn nhà.
Nếu được hãy thiết kế cửa sổ lớn, lỗ thông gió và đầu tư hệ thống lọc khí, hút mùi hiện đại. Để đảm bảo loại bỏ tối đa mùi thức ăn trong phòng. Ngoài ra, bạn có thể bố trí thêm các loại cây xanh phù hợp giúp thanh lọc không khí. Để căn nhà được thoáng đãng, tươi mới mang đến sự dễ chịu, thư thái tối đa cho người dùng.
Lưu ý về phong thủy
Trên phương diện văn hóa tâm linh, phong thủy thì việc liên thông phòng khách và bếp không phạm phải bất kỳ kiêng kỵ hay trái với phong thủy. Tuy nhiên khi thiết kế vì 2 không gian liên thông nên bạn cần chú ý vấn đề sắp xếp, bố trí không gian phải đảm bảo các nguyên tắc phong thủy nhất định như việc không đặt bếp hướng chính diện cửa ra vào sẽ khiến gia chủ mất tài lộc, tiêu hao tiền của.
Các giải pháp phân chia khu vực phòng khách liền bếp
Dù là không gian liên thông những bạn vẫn có thể chọn một trong các giải pháp sau đây để phân chia không gian theo chức năng riêng biệt của nó là khu vực tiếp khách và khu vực nấu nướng.
Sử dụng vách ngăn trang trí
Sử dụng vách ngăn mỏng là giải pháp phân chia 2 khu vực phòng bếp và phòng khách dễ dàng và phổ biến. Vách ngăn vừa đảm bảo tính thống nhất và thông thoáng cho không gian. Nhưng vẫn tạo được sự riêng tư cần thiết cho mỗi khu vực. Ngoài ra vách ngăn còn được thiết kế đa dạng họa tiết trang trí tạo thành điểm nhấn bắt mắt cho cả 2 khu vực thêm nổi bật và mới mẻ cuốn hút hơn.
Tận dụng đồ nội thất sẵn có
Với những không gian nhỏ hoặc bạn không muốn bố tí thêm bất kỳ món đồ nào nữa. Thì có thể tận dụng ngay những món đồ nội thất sẵn có trong nhà như quầy bar, bàn ăn để làm ranh giời ngăn cách cho không gian. Vừa tiết kiệm diện tích tuyệt đối lại mang lại hiệu quả phân chia rõ ràng.
Sử dụng cầu thang thông tầng
Với không gian nhà ống, nhà phố kiểu nhà điển hình sử dụng giải pháp thiết kế phòng khách liên thông bếp. Thì bạn có thể sử dụng chính cầu thang thông tầng làm công cụ ngăn cách giữa không gian tiếp khách và phòng bếp. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm tối đa không gian lại tận dụng được ánh sáng tự nhiên từ tầng trên hoặc hệ thống giếng trời để giúp không gian luôn thoáng đãng, sáng sủa.
Trên đây là những chia sẻ của Đồ Gỗ Phạm Gia về vấn đề có nên thiết kế phòng khách liền bếp hay không khi cần mở rộng không gian. Bạn có thể tham khảo và áp dụng nó để có được một không gian sống tiện nghi hoàn hảo cho gia đình mình nhé!